Ngày đăng tin : 14/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Phân loại theo nội dung kinh tế
a. Tài khoản phản ánh tài sản: Dùng để phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản của đơn vị bao gồm:
Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn khóa học tài chính doanh nghiệp
Tài khoản phản ánh tài sản dài hạn
b.Tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản gồm:
Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu
Tài khoản phản ánh công nợ phải trả
c.Tài khoản phản ánh doanh thu từ hoạt động kinh doanh
d. Tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh.
2. Phân loại theo công dụng và kết cấu
a. Tài khoản cơ bản: Là tài khoản dùng để phản ánh tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản bao gồm:
– Tài khoản phản ánh tài sản: TS dài hạn, TS ngắn hạn( số dư bên Nợ)
– Tài khoản phản ánh nguồn vốn: VCSH – Công nợ phải trả( số dư bên Có)
– Tài khoản hỗn hợp (số dư có thể ở bên Nợ hoặc Có hoặc dư đồng thời cả 2 bên). Nhóm này bao gồm các tài khoản như tài khoản phải trả người bán và tài khoản phải thu khách hàng.
TK phải trả người bán: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với người bán, có thể mở chi tiết theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán với đơn vị.
Bên Nợ:
+ Số tiền đã trả nợ hoặc trả trước cho người bán
+ Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua được hưởng trừ vào số nợ phải trả
+ Gía trị tài sản đã mua trả lại người bán
Bên Có:
+ Số tiền phải trả cho người bán tăng trong kỳ do mua chịu
+ Gía trị tài sản nhận từ người bán trừ vào số tiền đã trả trước
+ Số tiền phải trả trước còn thừa nhận lại từ người bán
Dư Nợ: Số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho người bán
Dư Có: Số tiền còn nợ người bán
TK phải thu khách hàng: phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị người mua, có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
+ Số tiền phải thu khách hàng tăng trong kỳ do bán chịu
+ Thanh toán cho khách hàng số tiền nhận trước còn thừa
+ Gía bán của số sản phẩm, hàng hóa đã chuyển cho khách hàng tương ứng với số tiền đã nhận trước
Bên Có:
+ Số tiền đã thu nợ hay nhận trước của khách hàng trong kỳ
+ Chiết khấu thanh toán, giảm giá bán hàng và hàng bị trả lại chấp nhận cho khách hàng trừ vào số nợ phải thu.
Dư Nợ: Số tiền còn phải thu khách hàng
Dư Có: Số khách hàng đặt trước chưa thanh toán
b.Tài khoản điều chỉnh
Tài khoản điều chỉnh gián tiếp: Gồm tài khoản phản ánh hao mòn tài sản cố định, tài khoản theo dõi dự phòng
Gía trị thực của tài sản = Gía ghi sổ của tài sản – Dự phòng giảm giá tài sản
Gía trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định – Gía trị hao mòn của tài sản cố định
Tài khoản điều chỉnh trực tiếp: Bao gồm tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ
c Tài khoản nghiệp vụ
Tài khoản phân phối: Dùng để tập hợp số liệu sau đó phân phối cho các đối tượng
+ Tài khoản tập hợp phân phối
+ Tài khoản phân phối theo dự toán
Tài khoản tính giá thành: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản so sánh: Dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh tổng số phát sinh bên Nợ với tổng phát sinh bên Có của từng tài khoản.
3. Phân loại theo quan hệ với các báo cáo tài chính
a.TK thuộc Bảng cân đối kế toán
Các loại tài khoản này chia thành 2 nhóm
Nhóm tài khoản phản ánh giá trị tài sản:
+ Tài sản phản ánh TS ngắn hạn
+ Tài sản phản ánh TS dài hạn
Nhóm tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản:
+ Tài khoản phản ánh công nợ phải trả
+ Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu
b. Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán
Là các tài khoản dùng để phản ánh bổ sung thông tin nhằm làm rõ một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán
Tài khoản ngoài bảng có đặc điểm là phản ánh các đối tượng dưới hình thức ghi đơn và có kết cấu ghi chép giống với tài khoản phản ánh tài sản.
c. Các tài khoản thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh
Những tài khoản này không có số dư thuộc các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả
4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích
Tài khoản tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp các thông tin tổng quát về đối tượng phản ánh. Do đó, đối tượng ghi của các tài khoản tổng hợp chỉ được giới hạn ở những chỉ tiêu chung, phản ánh tình hình chung của nhiều loại tài sản, nguồn vốn có phạm vi giống nhau.
Tài khoản phân tích có nhiệm vụ cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng nhằm phục vụ chỉ đạo tác nghiệp.
Tài khoản phân tích và tài khoản tổng hợp được tổ chức trên nguyên tắc:
TK phân tích và TK tổng hợp có cùng nội dung phản ánh và kết cấu ghi chép
Việc ghi chép trên TK phân tích và TK tổng hợp tiến hành đồng thời
Không có quan hệ đối ứng giữa tài khoản tổng hợp và các tài khoản phân tích của nó, chỉ có thể ghi kép theo quan hệ đối ứng giữa các tài khoản phân tích của một tài khoản tổng hợp.
Tổng số liệu trên các tài khoản phân tích phải thống nhất với số liệu trên tài khoản tổng hợp
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !