Ngày đăng tin : 03/12/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài?
* Thuế môn bài được sử dụng trước ngày 01/01/2017
Thuế môn bài lần đầu được đề cập trong Nghị quyết 200-NQ/TVQH về ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp năm 1966; được quy định rõ tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp năm 1983 do Hội đồng Nhà nước ban hành.
Theo Pháp lệnh này thì thuế môn bài là một trong những loại thuế thuộc thuế công thương nghiệp bên cạnh các loại thuế khác như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến.
Đối tượng nộp thuế môn bài là các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.
Ngoài 02 văn bản trên thì thuế môn bài được quy định, sửa đổi, bổ sung, thay thế trong nhiều văn bản khác nhau áp dụng đến hết ngày 31/12/2016.
* Từ ngày 01/01/2017, chuyển sang sử dụng thuật ngữ lệ phí môn bài
Căn cứ khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và bãi bỏ Chương IV-A về thuế môn bài quy định tại Nghị quyết 200/NQ-TVQH ngày 18/01/1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7…
Để hướng dẫn lệ phí môn bài quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Như vậy, từ ngày 01/01/2017 thì thuật ngữ thuế môn bài được thay thế bởi lệ phí môn bài.
Thuế môn bài khác gì lệ phí môn bài?
Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài thay thế thuế môn bài; việc chuyển từ thuế môn bài sang lệ phí môn bài không đơn giản là sự thay thế về mặt thuật ngữ mà bản chất thuế và lệ phí có sự khác nhau, cụ thể:
* Thuế môn bài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý thuế năm 2006 (từ ngày 01/7/2020 được thay thế bởi Luật Quản lý thuế năm 2019), nếu sử dụng thuật ngữ thuế thì khi đó thuế môn bài sẽ là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất bắt buộc mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của các luật thuế phải nộp.
* Lệ phí môn bài
Nếu sử dụng thuật ngữ lệ phí thì khi đó lệ phí môn bài là một trong các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015, lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.
Theo đó, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để được sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; lệ phí môn bài được nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !