Ngày đăng tin : 19/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Tài khoản kế toán lưỡng tính?
Lập bảng tài khoản kế toán
1.1. Tài khoản kế toán lưỡng tính là
Những tài khoản có thể có số dư cuối kỳ bên nợ. Mà cũng có thể có số dư cuối kỳ bên có. Trong khi các tài khoản khác chỉ được dư nợ hoặc dư có hoặc không có số dư cuối kỳ. Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam có các tài khoản kế toán lưỡng tính sau đây:
– TK 131 – Phải thu của khách hàng
– TK 331 – Phải trả cho Người bán
– TK 138 – Phải thu khác
– TK 334 – Phải trả cho Người lao động
– TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước
– TK 338 – Phải trả khác
1.2. Những tài khoản tài sản
Đối với những tài khoản tài sản chỉ có số dư bên nợ nhưng tài khoản (131, 138) lại có số dư bên có khi: khách hành trả thừa (TK 131), khách hàng đặt trước tiền mua hàng (TK 131). Hay khi số tiền thu thừa của đối tượng đang chờ xử lý (TK 138).
1.3. Những tài khoản nguồn vốn
Đối với những tài khoản nguồn vốn chỉ có số dư bên có nhưng những tài khoản như ( TK 331, 333, 334, 338) lại có số dư bên nợ khi: đặt trước tiền hàng cho nhà cung cấp (TK 331). Trả tiền thừa tiền cho nhà cung cấp (TK 331). Trả nhầm lương cho nhân viên A sang nhân viên B qua tài khoản ngân hàng. Nhưng tổng sổ tiền không thay đổi (TK 334), trường hợp thừa thuế (TK 333). Hoặc trường hợp kiểm kê phát hiện thừa hàng hóa (TK 338).
2. Ứng dụng tài khoản kế toán lưỡng tính
Các tài khoản kế toán lưỡng tính
Tài khoản là nơi lưu trữ cơ bản các dữ liệu của kế toán và được dùng để tập hợp số liệu của các nghiệp vụ cùng loại. Nói cách khác ảnh hưởng của các nghiệp vụ phát sinh trong một kỳ kế toán. Phải được phân loại, lưu trữ thành các “bản riêng biệt”. Để cuối kỳ dùng làm căn cứ tổng hợp lập các báo cáo kế toán. Điển hình về tài khoản kế toán lưỡng tính là các tài khoản công nợ, thể hiện quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài như:
– Thanh toán với khách hàng: TK 131- phải thu của khách hàng
– Thanh toán với người bán: TK 331- phải trả cho người bán …
Công dụng của các tài khoản nhóm này. Giúp cho đơn vị nắm được tình hình thanh toán công nợ. Và kiểm soát được việc thực hiện kỷ luật thanh toán. Nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý.
Để khắc phục những sai sót trong khi làm nghiệp vụ kế toán. Chúng ta cần có cách hiểu và sử dụng đúng bản chất các tài khoản kế toán lưỡng tính. Vừa giúp đưa ra các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính trung thực, đúng đắn, không vi phạm các nguyên tắc lập báo cáo. Đồng thời vẫn phải đảm bảo việc kiểm soát hoạt động ghi chép vào tài khoản kế toán. Bởi chức năng của kế toán không phải chỉ là thông tin mà còn là kiểm tra.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !