Ngày đăng tin : 17/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Các đối tượng có thể không được tăng lương từ 01/7/2024
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước, từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước để áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù với mức tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 - 2,43 lần.
Khi cải cách tiền lương, các trường hợp này đều phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Nếu bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù thì lương mới của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.
Bộ Nội vụ đã rà soát được 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì một số cơ quan còn có thể bị giảm 50% lương.
Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương, việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Chính phủ sẽ có phương án bảo lưu chênh lệch lương (không tăng thêm) cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan có bảng lương đặc thù để hướng đến sự công bằng với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, lương của cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan đặc thù có thể sẽ giữ nguyên và không tăng.
Theo Nghị quyết 27, cơ cấu tiền lương mới của công chức, viên chức bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% quỹ lương). Ngoài ra còn có khoản tiền thưởng chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.
Các ngành xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.
Bảng lương mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay để thay bằng số tiền cụ thể.
Các ngành được tăng lương nhiều nhất từ 01/7/2024
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết bảng lương của viên chức ngành giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức, viên chức khác.
Như vậy khi cải cách tiền lương, giáo dục và y tế sẽ là 02 ngành được tăng lương hiều nhất.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh mức hỗ trợ để đảm bảo tiền lương và cả phụ cấp của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm và thể hiện ưu đãi đối với các ngành này.
Dự kiến tiền lương bình quân của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (khoảng 7,5 triệu đồng/tháng).
Từ năm 2025, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng lương cho công chức, viên chức thêm khoảng 7%/năm để bù trượt giá và cải thiện theo mức tăng trưởng GDP.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !