Ngày đăng tin : 10/05/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Các biện pháp thu hồi nợ thuế 2024
1.1 Các biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế
Các biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế là những biện pháp được cơ quan thuế áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.
Căn cứ Quyết định 1129/QĐ-TCT 2022 của Tổng cục Thuế thì những biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế thường được cơ quan thuế áp dụng bao gồm:
- Đối với trường hợp người nộp thuế có khoản nợ từ 01 - 30 ngày: Thực hiện đôn đốc bằng điện thoại, gửi tin nhắn hoặc gửi thư điện tử cho người nộp thuế (như là người chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế...) để thông báo về số tiền thuế nợ để đôn đốc người này nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
- Đối với trường hợp người nộp thuế có khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, công chức thuế sẽ quy trình thực hiện việc Ban hành Thông báo tiền thuế nợ thông qua phương thức điện tử, hoặc đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp.
1.2 Các biện pháp cưỡng chế trong thu hồi nợ thuế
Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hay có tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế theo khoản 1 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
- Biện pháp thứ nhất là trích tiền từ tài khoản của chủ thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; thực hiện phong tỏa tài khoản;
- Biện pháp thứ hai là khấu trừ một phần của tiền lương hoặc từ thu nhập của đối tượng nợ thuế;
- Biện pháp thứ ba là dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu của đối tượng nợ thuế;
- Biện pháp thứ tư là cho ngừng sử dụng hóa đơn;
- Biện pháp thứ năm là thực hiện kê biên tài sản hoặc bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định pháp luật;
- Biện pháp thứ sáu là thu tiền, tài sản khác của đối tượng nợ thuế mà do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép hành nghề và phép thành lập & hoạt động.
2. Bị thu hồi nợ thuế, người nộp thuế có bị phạt không?
2.1 Nộp tiền chậm nộp
Trong trường hợp bị thu hồi nợ thuế, ngoài khoản tiền thuế còn nợ người nộp thuế còn có thể phải chịu thêm tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.
- Mức tính tiền chậm nộp hiện nay được xác định theo công thức như sau:
Tiền chậm nộp = 0,03% x số ngày chậm nộp x số tiền thuế chậm nộp
Trong đó, số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo của ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định cho đến ngày liền kề trước của ngày mà tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế ấn định, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định một số trường hợp tiền chậm nộp không được áp dụng như sau:
- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa/dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm đối với cả nhà thầu phụ trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán tuy nhiên chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp theo trường hợp này là tổng số tiền thuế còn nợ của người nộp thuế nhưng không được tính vượt quá số tiền mà ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
- Không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích; trong thời gian mà chưa có giá chính thức; trong thời gian mà chưa xác định được khoản thực thanh toán, những khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019.
2.2 Xử phạt vi phạm hành chính
Khi bị thu hồi nợ thuế mà người nộp thuế có hành vi được quy định là hành vi phạm pháp luật về thuế thì phải chịu các chế tài theo quy định hiện hành.
Ví dụ: Trường hợp người bị thu hồi nợ thuế có hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì người này phải nộp vào ngân sách nhà nước đầy đủ các khoản nghĩa vụ thuế, tiền chậm nộp thuế, đồng thời có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Tóm lại, khi bị thu hồi nợ thuế mà người nộp thuế thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì người này phải chịu thêm tiền chậm nộp. Trường hợp người này có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn việc tính, việc xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !