Ngày đăng tin : 19/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
* Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm:
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp này có thể áp dụng công thức tính sau:
Số ngày phép | = | ( | Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm | + | Số ngày phép thâm niên (nếu có) | ) | : 12 | x | Số tháng làm việc thực tế |
Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép nói trên thì sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
- Trường hợp không nghỉ hết phép năm do thôi việc, bị mất việc làm:
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp này người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
- Trường hợp không nghỉ hết phép năm do chưa có nhu cầu nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc:
Trường hợp này, người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ. Do đó, người lao động nên tận dụng tối đa số ngày phép mà mình được hưởng trước khi hết năm.
Ngoài việc nghỉ dồn phép dịp cuối năm, các bên có thể thỏa thuận để nghỉ gộp phép của năm trước vào năm sau. Bởi theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Như vậy, người lao động chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ nhiều thì sẽ không được thanh toán tiền phép dịp cuối năm nhưng pháp luật cũng có phép được thỏa thuận với công ty để nghỉ gộp phép dư sang năm sau.
Công ty buộc nhân viên nghỉ làm để thanh lý phép, có đúng luật?
Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động. Lịch nghỉ này phải được thông báo cho người lao động biết trước khi đưa vào thực hiện.
Trên thực tế, để tạo sự điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc nghỉ phép, lịch nghỉ phép năm thường được linh động theo nhu cầu của người lao động làm việc tại công ty.
Tuy nhiên, để tránh dồn quá nhiều phép vào cuối năm, công ty sẽ yêu cầu người lao động phải bố trí để nghỉ bớt số ngày phép trong năm để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Theo quy định, công ty phải ban hành lịch nghỉ hằng năm sau đó mới được yêu cầu người lao động nghỉ theo đúng thời gian nghỉ đã thông báo. Trường hợp không ban hành lịch nghỉ hằng năm mà buộc người lao động phải nghỉ làm để thanh lý phép thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng năm.
Hành vi này có thể khiến cho người sử dụng lao động là cá nhân bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm còn bị phạt gấp đôi với số tiền từ 20 - 40 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Mặc dù công ty không có quyền buộc nhân viên nghỉ việc để thanh lý hết phép năm còn dư khi không ban hành lịch nghỉ hằng năm nhưng để đảm bảo quyền lợi về nghỉ phép, nếu thấy yêu cầu của công ty hợp lý, người lao động cũng nên chủ động thực hiện.
Bởi theo Bộ luật Lao động năm 2019, nếu không nghỉ hết phép năm, người lao động không còn được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Kết thúc năm mà không nghỉ hết, đồng thời cũng không có thỏa thuận nghỉ gộp phép sang năm sau thì người lao động có thể bị xóa phép của năm trước. Đây sẽ là một thiệt thòi rất lớn đối với người lao động.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !