Ngày đăng tin : 20/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Theo điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, bố, mẹ đã hết tuổi lao động/không có khả năng lao động mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng chính là người phụ thuộc của người nộp thuế.
Đối chiếu với quy định tại tiết d.3 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ/cha, mẹ chồng; cha dượng, mẹ kế; cha, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới là người phụ thuộc:
Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Không có thu nhập/thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.
Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động:
- Không có thu nhập/có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập ≤ 01 triệu đồng.
Độ tuổi lao động được xác định dựa trên tuổi nghỉ hưu, khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đổi với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, ngoài độ tuổi lao động năm 2023 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 56 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam.
Như vậy, bố, mẹ người nộp thuế có thể là người phụ thuộc cả khi trong/ngoài độ tuổi lao động nhưng phải thỏa mãn các điều kiện tương ứng với từng trường hợp.
2. Hồ sơ chứng minh giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi hợp pháp bao gồm các giấy tờ sau theo tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 79/2022/TT-BTC:
- Bản chụp CMND/CCCD
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;
Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:
Đối với người khuyết tật không có khả năng lao động: Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
Đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..): Bản chụp hồ sơ bệnh án.
Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn này, người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Lưu ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi 01 người phụ thuộc 01 lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh.
Nếu thay đổi nơi làm việc thì phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.
3. Thủ tục giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ (người phụ thuộc) thì người nộp thuế cần thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC:
3.1. Trường hợp ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc
- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan chi trả thu nhập.
- Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:
Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc: bản sao Thẻ CCCD/bản sao Giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc bản sao Giấy khai sinh/bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế (mẫu số 20-ĐK-TH-TCT) gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
3.2. Trường hợp không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc
- Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ cho cơ quan thuế tương ứng theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
Tờ khai đăng ký thuế (mẫu 20-ĐK-TCT);
Bản sao Thẻ căn cước công dân/bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc
Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc
Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !