Ngày đăng tin : 06/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Báo cáo tài chính (BCTC) là một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người, không chỉ với những ai đang làm công việc kế toán. Hằng năm, doanh nghiệp phải nộp BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền để cung cấp cấp thông tin về tình hình doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của sàn kế toán.
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (Theo Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13.
Nội dung của BCTC là tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Trong bản báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung sau:
Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng với đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trường và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tài chính là đơn vị quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động, trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức dưới đây:
Đối với những đơn vị kế toán khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính, cụ thể:
Theo quy định của Luật Kế toán, BCTC năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
Đơn vị thực hiện kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán. Cần lưu ý, khi nộp báo cáo tài chính được kiểm toán cho cơ quan nhà nước thì cần nộp kèm theo bản báo cáo kiểm toán.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Báo cáo tài chính, được trích trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Nếu bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập báo cáo tài chính. Thì hãy tham gia Group Facebook Chuyên gia Sanketoan hỗ trợ kế toán của Sàn Kế Toán. Tại đây, bạn sẽ được tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình làm việc dưới sự hỗ trợ tận tình của các chuyên gia - là những kế toán trưởng, kế toán viên có nhiều năm kinh nghiệm chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút. Giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !