Ngày đăng tin : 05/12/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được hiểu là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13).
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được dùng để tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước...
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính bao gồm
Báo cáo tình hình tài chính;
Báo cáo kết quả hoạt động;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Thuyết minh báo cáo tài chính;
Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ là gì?
Báo cáo tài chính hợp nhất là tổng hợp tình hình tài chính, kinh doanh của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ (theo chuẩn mực kế toán số 25 được ban hành tại Quyết định 234/2003/QĐ-BTC).
Theo đó, báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con.
Còn báo cáo tài chính riêng lẻ là hệ thống thông tin thể hiện tình hình tài chính, kinh doanh của riêng công ty mẹ.
Trong đó,
- Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động đó.
- Công ty mẹ: Là công ty thuộc một trong các trường hợp sau theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
- Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của công ty mẹ, thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
- Tập đoàn: Gồm công ty mẹ và các công ty con.
3. Trình tự hợp nhất báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí.
Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn như đối với một doanh nghiệp độc lập, cần tiến hành những bước sau:
- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ (quy định tại chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh", chuẩn mực này cũng quy định phương pháp kế toán khoản lợi thế thương mại phát sinh);
- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn để tính lãi, hoặc lỗ thuần có thể được xác định cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ;
- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm:
- Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh"; và
- Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.
4. Phân biệt báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ
Khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất nằm ở một số chỉ số chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất như:
Lợi thế thương mại ở phần tài sản;
Lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn;
Lợi nhuận thuộc cổ đông không kiểm soát ở kết quả kinh doanh.
Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con. Cụ thể:
- Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con” không còn số tiền trên báo cáo tài chính hợp nhất.
- Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn thì trên báo cáo tài chính hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có một số tiền nhất định.
- Trên bảng cân đối kế toán riêng không có chỉ tiêu “Lợi thế thương mại” trong khi trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất xuất hiện chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”.
Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.
- Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua, thì chỉ tiêu “lợi thế thương mại” trên bảng cân đối kế toán hợp nhất có một số tiền nhất định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 31/3/2025. Tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 73/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng so với Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau: (1) Giảm thuế suất đối với các mặt hàng ô tô
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !