Ngày đăng tin : 10/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hạn chót báo cáo tình hình thay đổi lao động cuối năm
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động của doanh nghiệp như sau:
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Theo đó, mỗi năm doanh nghiệp sẽ phải báo cáo tình hình thay đổi lao động 02 lần. Trong đó hạn chót để doanh nghiệp nộp báo cáo lao động cuối năm là trước ngày 05/12 của năm dương lịch.
Doanh nghiệp nào cũng phải hiện cáo cáo tình hình lao động theo đúng quy định, nếu không báo cáo hoặc để quá thời hạn quy định mới nộp báo cáo lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
Theo đó, nếu người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân thì sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng, còn trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp đôi với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
2. Hướng dẫn 3 cách báo cáo tình hình lao động cuối năm
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động cuối năm đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản giấy báo cáo này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể:
Cách 1: Báo cáo cáo online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Sau khi đăng ký thành công, định kỳ 06 tháng và hằng năm, Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH gửi sang Sở Lao động Thương binh và Xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký là cơ quan nhận báo cáo. Từ lần sau, doanh nghiệp sẽ không cần phải lập và gửi báo cáo định kỳ theo quy định nữa.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
Cách 2: Nộp hồ sơ giấy cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
Cách 3: Nộp báo báo lao động qua email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Cách này không được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nhưng thực tế, có một số tỉnh thành còn cho phép doanh nghiệp nộp báo báo lao động qua email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Với cách này, doanh nghiệp cũng phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
3. Hồ sơ báo báo cáo tình hình lao động cuối năm
Tùy vào mỗi cách báo cáo nêu trên mà doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ nhất định. Cụ thể:
Cách 1: Báo cáo cáo online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Doanh nghiệp khai trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mà không cần nộp file hay giấy tờ gì kèm theo.
Cách 2: Nộp hồ sơ giấy cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ chỉ bao gồm: Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp chỉ cần in và điền mẫu này, ký đóng dấu và gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cách 3: Nộp báo báo lao động của email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hồ sơ chỉ bao gồm: Bản san mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã được điền đầy đủ thông tin, ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Theo Điều 5 Quyết định số 27/QĐ-HĐTV năm 2023, tổ chức phát hành thực hiện đăng ký thông tin trái phiếu theo 02 nội dung, cụ thể: Các thông tin về tổ chức phát hành, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và người sở hữu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2023/TT-BTC Thông tin hồ sơ đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Dưới đây là một số điều cần lưu ý liên quan đến đăng ký thông tin trái phiếu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, chi trả trong trường hợp người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nghỉ ốm đau có bị tính vào ngày nghỉ phép hàng năm hay không? Nghỉ ốm có bị trừ phép năm? Theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép; - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép.
1. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025 Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 42/2024/QH15, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Theo đó, khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Quốc hội, số 42/2024/QH15 quy định doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024. Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định về: Đối tượng chịu phí và người nộp phí; Tổ chức thu phí; Phương pháp tính phí, mức thu phí, kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí và người nộp phí như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !