Ngày đăng tin : 18/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Tại Tờ trình 527/TTr-CP năm 2023 về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ đang đề xuất 02 phương án rút BHXH 1 lần thay thế cho trường hợp người lao động rút BHXH 1 lần khi đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu. Cụ thể như sau:
Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau
Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).
Nếu phương án 1 được Quốc hội thông qua thì sẽ có 04 trường hợp người lao động không được rút BHXH 1 lần. Cụ thể như sau:
(1) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
(2) Người lao động tham gia BHXH từ trước ngày 01/7/2025 có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm nhưng thời gian nghỉ việc chưa đủ 12 tháng, trừ trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
(3) Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025, trừ trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
(4) Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thời gian đóng BHXH còn lại chưa hưởng BHXH 1 lần của người lao động được bảo lưu để người đó tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Nếu phương án 2 được Quốc hội thông qua thì dự kiến từ 01/7/2025 sẽ có 03 trường hợp người lao động không được rút BHXH 1 lần. Cụ thể bao gồm:
(1) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
(2) Người lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm nhưng thời gian nghỉ việc hoặc ngừng đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 12 tháng, trừ trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
(3) Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Cả hai phương án trên đều đang được xem xét. Tuy nhiên, tại Tờ trình 527/TTr-CP năm 2023, Chính phủ đánh giá về lâu dài, phương án 1 là lựa chọn tối ưu hơn phương án 2 khi có thể từng khắc phục được tình trạng ồ ạt rút BHXH một lần.
Mặt khác, do đề xuất này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động.
Dẫu vậy, đây mới chỉ là đề xuất của Chính phủ chứ chưa phải quy định chính thức. Do đó, ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết hưởng BHXH 1 lần vẫn được tiếp tục được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế, số định danh cá nhân của người mua - Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền bị phạt thế nào? Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
1. Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm Theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 “Điều 107. Làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Quy định về sử dụng lao động là người cao tuổi Căn cứ Điều 148, 149 Bộ Luật lao động 2019 quy định về sử dụng NLĐ cao tuổi như sau: “Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !