Ngày đăng tin : 03/01/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Các phương án nghỉ Tết cho người lao động tại doanh nghiệp
Tại Công văn số 8662/VPCP-KGVX ngày 03/11/2023 về việc nghỉ Tết Âm lịch 2024, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ Tết.
Thực hiện nhiệm vụ này, ngày 22/11/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH. Theo thông báo này, doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong các phương án nghỉ Tết Âm lịch sau đây:
Phương án 1: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 1, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 09/02/2024 (ngày 30 tháng Chạp) đến hết ngày 15/02/202 (ngày 06 tháng Giêng).
Phương án 2: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 2, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 08/02/2024 (ngày 29 tháng Chạp) đến hết ngày 14/02/202 (ngày 05 tháng Giêng).
Phương án 3: Nghỉ Tết Âm lịch 2024 gồm 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 3, người lao động có thể được nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ ngày 07/02/2024 (ngày 28 tháng Chạp) đến hết ngày 13/02/202 (ngày 04 tháng Giêng).
Cũng trong Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động như công chức, viên chức.
2. Bố trí lịch nghỉ Tết theo ngày khác được không?
Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động quy định dịp Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch hưởng nguyên lương trong 05 ngày. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Đối với lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8662/VPCP-KGVX, trong đó, đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo lịch nghỉ cụ thể cho các doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện theo một trong các phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra, không được bố trí lịch nghỉ Tết vào ngày khác để đảm bảo quyền lợi được nghỉ Tết của người lao động.
Trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng đối với lỗi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3. Lịch nghỉ Tết Âm lịch được báo trước bao nhiêu ngày?
Tại Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có yêu cầu các doanh nghiệp thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Do đó, để tạo thuận lợi cho người lao động trong việc sắp xếp thời gian nghỉ Tết cũng như lựa chọn đăng ký lịch nghỉ, lịch làm thêm giờ dịp Tết, các doanh nghiệp cần thông báo sớm phương án nghỉ Tết được lựa chọn làm lịch nghỉ Tết năm 2024 cho người lao động của mình biết để chủ động về thời gian.
Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định về lịch nghỉ Tết Nguyên đán chứ không đặt ra yêu cầu về việc thông báo lịch nghỉ Tết. Do đó, nếu không đảm bảo việc thông báo lịch nghỉ Tết sớm hơn 30 ngày, doanh nghiệp cũng sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên, để tạo động lực cho người lao động, các doanh nghiệp cũng nên sớm thông báo lịch nghỉ Tết chứ không nên công bố lịch nghỉ sát Tết.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !