Ngày đăng tin : 11/09/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Bỏ mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận
Khoản 1 Điều 14 dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh dự kiến quy định:
Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
Khác với hiện nay, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định, mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là mã số đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp.
Mặt khác, Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT lại quy định:
Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
Tức là, trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hiện nay, đang ghi nhận song song 02 mã số của hộ kinh doanh là mã số đăng ký kinh doanh và mã số hộ kinh doanh (đồng thời là mã số thuế hộ kinh doanh).
Theo đó, Dự thảo Nghị định đã bãi bỏ quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và chỉ quy định về mã số hộ kinh doanh trên cơ sở kế thừa quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT.
Nếu dự thảo này được thông qua thì mã số hộ kinh doanh sẽ là mã số thuế của hộ kinh doanh và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình không được đăng ký hộ kinh doanh
Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Còn theo dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh đưa ra 02 phương án quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh. Cụ thể:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đối tượng thành lập hộ kinh doanh là cá nhân và thành viên hộ gia đình.
Phương án 2: Đối tượng thành lập hộ kinh doanh chỉ là cá nhân.
Theo Tờ trình Dự thảo Nghị định này, phương án 2 được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng phù hợp với thực tiễn bởi theo số liệu đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ 01/7/2023 - 15/8/2023, có tới 99,98% hộ kinh doanh được thành lập bởi cá nhân.
3. Ghi mã ngành, nghề kinh doanh theo mã cấp 4
Khoản 1 Điều 89 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh (ghi tự do) trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Song, tại Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT đã bổ sung quy định khi thành lập hộ kinh doanh thì phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
So với quy định hiện hành, dự thảo Nghị định yêu cầu ghi 01 ngành, nghề kinh doanh chính và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có) theo mã ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh/bổ sung, thay đổi ngành, nghề/cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178? Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm: - Nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện nghỉ việc. Trong đó, những đối tượng này thuộc danh sách những người là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
Đây là một trong những quy định mới được Chính phủ quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/6/2025. Theo đó, khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1. Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử Đây là một trong những quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025 được Nghị định 70/2025/NĐ-CP bổ sung tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong trường hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế);
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !