Ngày đăng tin : 17/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
+ Tư vấn việc xây dựng bộ máy kế toán, phân công công việc cho các kế toán viên, thiết lập quy chuẩn chức danh nghề nghiệp cho bộ máy kế toán, thiết kế sơ đồ hạch toán, chọn lựa tài khoản kế toán, xây dựng chính sách kế toán, quy chế tài chính và quản lý tài sản cho doanh nghiệp, xây dựng quy trình hạch toán và hệ thống chứng từ đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về mặt lý đồng thời đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu quản trị của DN….
+ Tư vấn sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm ERP phù hợp nhất với mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Tư vấn, tuyển dụng nhân sự bộ phận kế toán cho doanh nghiệp. Thiết lập các định mức biên nhân sự cho bộ phận kế toán (tùy theo quy mô công việc mà cần số lượng nhân sự bao nhiêu)
+ Tư vấn quản trị dòng tiền cho doanh nghiệp và quản trị các rủi ro trong thu hồi công nợ phải thu khách hàng, hàng hóa tồn kho, tài sản cố định...
+ Giúp doanh nghiệp với một hệ thống sổ sách, một bộ máy kế toán nhưng đáp ứng tất cả các yêu cầu về mặt pháp lý (tuân thủ chuẩn mực kế toán & các quy định pháp lý có liên quan) cũng như cầu quản trị, điều hành hằng ngày của doanh nghiệp (báo cáo quản trị phục vụ điều hành hoạt động hằng ngày của DN, BCTC đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông…)
+ Giúp các CEO đánh giá được chất lương thực sự của hệ thống kế toán tại DN: đánh giá tính “chuẩn” về chất lượng Báo cáo tài chính (đáp ứng hệ thống chuẩn mực và các quy định pháp lý); tính “đẹp” về hình ảnh, sức khỏe tài chính của DN thể hiện trên BCTC (BCTC cần hấp dẫn các nhà đầu tư); bộ máy kế toán cần đáp ứng được nhu cầu điều hành HĐSXKD hằng ngày; tính hiệu quả của công tác kế toán trên 3 phương diện: tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí.
+ Công tác quản trị kế toán có vai trò rất quan trọng vì nó hình thành hành lang pháp lý, tạo “đường ray” và cơ sở nền tảng về quy chế hoạt động cho bộ máy kế toán.
Với đội ngũ kế toán có nhiều năm kinh nghiệm theo các loại hình Doanh nghiệp, Sàn kế toán sẽ tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện và chuẩn hóa bộ phận kế toán qua các bước sau:
+ Bước 1: Khảo sát mô hình hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của cấp lãnh đạo.
+ Bước 2: Tư vấn các giải pháp quản trị kế toán căn cứ theo thực tế của Doanh nghiệp
+ Bước 3: Phân đoạn các giai đoạn thực hiện để đảm bảo việc ứng dụng quản trị kế toán vào doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất
+ Bước 4: Thực hiện các công việc:
+ Chuẩn hóa quy trình giấy tờ lưu trữ, xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí kế toán
+ Tuyển dụng nhân sự kế toán bổ sung (nếu thiếu)
+ Kiểm tra và đề xuất các ứng dụng phục vụ cho công việc như: Phần mềm kế toán, hoặc giải pháp quản lý toàn diện ERP
+ Đào tạo và huấn luyện thực thi công việc theo chuẩn hóa nội dung đã đề ra
+ Bước 5: Song hành và kiểm tra giám soát quá trình thực hiện
+ Bước 6: Tổng kết đánh giá và duy trì dịch vụ sau tư vấn
Trên đây là những bước cơ bản thực hiện công việc tư vấn quản trị kế toán cho 1 doanh nghiệp. Mọi nhu cầu hoặc cần hợp tác, mời quý doanh nghiệp liên lạc Hotline của Sàn kế toán hoặc Mr Long : 0912476286 (Có zalo)
+ Có đội ngũ nhân sự kế toán trưởng, kế toán tổng hợp giàu kinh nghiệm theo các loại hình doanh nghiệp.
+ Có nền tảng tuyển dụng nhân sự kế toán, rất thuận lợi trong công việc bổ sung nhân sự kế toán ở vị trí bất kỳ khi doanh nghiệp có nhu cầu
+ Có liên kết chặt chẽ và am hiểu sâu các đơn vị cung ứng phần mềm kế toán phổ biến nhất trên thị trường như: Fast, Misa, Bravo hay các phần mềm ERP như Base, ERPviet, 1Office...
+ Quy trình làm việc rõ ràng, các gói dịch vụ cung cấp linh hoạt tùy thuộc vào mức độ đầu tư của Doanh nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !