Ngày đăng tin : 12/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Nghỉ dưỡng sức bao lâu thì có tiền?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, tiền dưỡng sức được chi trả sau khi người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ ốm đau, thai sản, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp.
Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức trong cả 03 trường hợp đều được thực hiện bởi người sử dụng lao động (Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động). Thời hạn nộp hồ sơ là 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức.
Tiền dưỡng sức sẽ được trả cho người lao động trong tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ (theo hướng dẫn tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021).
Tiền dưỡng sức sau ốm đau, thai sản, sau điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chi trả theo hình thức mà doanh nghiệp đăng ký: Trả qua thẻ ATM hoặc trả tiền mặt cho người lao động thông qua doanh nghiệp hoặc trả tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Nghỉ dưỡng sức được bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 3 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, tùy trường hợp mà người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày.
Tiền nghỉ dưỡng sức của mỗi ngày nghỉ được tính như sau:
Tiền dưỡng sức = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Với mức lương cơ sở = 1,8 triệu đồng/tháng, người lao động nghỉ dưỡng sức nhận được số tiền trợ cấp như đây:
- Nghỉ 10 ngày: Tiền chế độ dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 10 ngày = 5,4 triệu đồng.
Chi trả cho: Người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
- Nghỉ 07 ngày: Tiền chế độ dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 7 ngày = 3,78 triệu đồng.
Chi trả cho: người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
- Nghỉ 05 ngày: Tiền chế độ dưỡng sức = 30% x 1,8 triệu đồng x 5 ngày = 2,7 triệu đồng.
Chi trả cho: Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% và các trường hợp nghỉ dưỡng sức sau ốm đau, thai sản còn lại.
3. Cách kiểm tra xem cơ quan BHXH đã trả tiền dưỡng sức chưa?
Nếu chờ lâu mà chưa thấy công ty hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội gọi lên lấy tiền hoặc chưa thấy tiền dưỡng sức được gửi về tài khoản ngân hàng, người lao động có thể tự kiểm tra xem phía cơ quan bảo hiểm đã giải quyết hồ sơ hay chưa thông qua cách sau đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Chọn Thông tin hưởng >> Chọn ODTS.
Nếu thấy hiện thông tin về chế độ dưỡng sức, tức cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết xong hồ sơ.
Người lao động chỉ cần chờ thêm vài ngày để nhận được tiền chế độ dưỡng sức. Nếu nhiều ngày trôi qua, thậm chí là cả tháng mà vẫn chưa nhận được tiền, người lao động cần chủ động liên hệ với phía người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội để xem đơn vị nào đang giữ tiền chế độ của mình.
Thực tế có không ít công ty làm chế độ dưỡng sức cho người lao động nhưng rồi lại không chi trả tiền cho họ. Để tránh bị xâm phạm quyền lợi, người lao động nên theo dõi sát sao quá trình hưởng bảo hiểm xã hội của mình trên ứng dụng VssID.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !