Ngày đăng tin : 06/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Mua vào trước 01/7, bán ra sau 01/7, VAT 10% hay 8%?
Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, do đó, hàng hóa thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT khi bán ra sẽ chịu thuế suất VAT là 8% (không căn cứ vào thời điểm mua vào).
Trước tiên, cần hiểu được bản chất của thuế GTGT là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người mua trả khi mua hàng/sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người trực tiếp nộp thuế.
Do đó, nhiều người lầm tưởng thuế GTGT do doanh nghiệp chịu nhưng doanh nghiệp chỉ là người nộp thay cho người tiêu dùng phần thuế này.
Hàng hoá được mua vào với thuế suất thuế VAT 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.
Do đó, hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế dù đã được mua vào trước 01/7/2023 với thuế suất 10% thì khi bán ra sau 01/7/2023 vẫn phải xuất hóa đơn theo thuế suất 8%.
Vấn đề đặt ra là khi hàng hóa bán ra với thuế suất 8% thì có phải doanh nghiệp đang bị thiệt 2% VAT hay không?
Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng với giá 01 tỷ đồng (tháng 6/2023), thuế suất 10% → trả nhà cung cấp 100 triệu đồng thuế VAT.
Tháng 7/2023, bán các mặt hàng này ra, giả sử giá bán ra bằng giá mua là 01 tỷ đồng (để dễ hình dung còn đương nhiên giá bán sẽ phải cao hơn giá mua vào), thuế suất 8% → số thuế là 80 triệu đồng → doanh nghiệp sẽ được khấu trừ 20 triệu đồng vào kỳ tiếp theo.
Thực tế 20 triệu đồng này không mất đi mà sẽ được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo, do đó, doanh nghiệp không bị thiệt 2% thuế VAT.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ là người nộp thay thuế VAT, tháng 6 phải bỏ ra 100 triệu đồng tiền thuế VAT nhưng tháng 7 chỉ thu về 80 triệu đồng tiền thuế VAT, 20 triệu đồng lại phải đợi tới kỳ thuế tiếp theo mới thu về được nên sẽ dễ nhầm tưởng là doanh nghiệp lỗ 2% thuế này.
Xuất sai thuế suất 10% thành 8% xử lý thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:
Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
- Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.
Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế
- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp Khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi tên và sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tên của Điều 10 đổi thành Sửa đổi Chế độ kế toán”. Ngoài ra, Thông tư 46/2025/TT-BTC sửa đổi Điều 10 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !