Ngày đăng tin : 13/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Trường hợp nào được coi là tai nạn lao động?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động được định nghĩa là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào trên cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Và để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 bao gồm:
(1) - Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc/ ngoài giờ làm việc mà thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên tuyến đường đi làm trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
(2) - Tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
2. Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khi không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm để điều trị, phục hồi chức năng lao động. Sau khi đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, người lao động còn có thể nghỉ thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi thương tật.
Thời gian nghỉ đối với từng giai đoạn điều trị, dưỡng sức, phục hồi thương tật được xác định như sau:
* Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động:
Hiện không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ tối đa. Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thương tật do tai nạn lao động mà người lao động mắc phải.
* Nghỉ dưỡng sức, phục hồi thương tật:
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 - 10 ngày/lần bị tai nạn lao động.
Cụ thể như sau:
- Tối đa 10 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Tối đa 07 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Tối đa 05 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
Lưu ý: Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động trong 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức độ suy giảm lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 - 10 ngày.
3. Nghỉ điều trị, phục hồi sức khỏe, người lao động nhận được gì?
Trong thời gian nghỉ điều trị thương tật do tai nạn lao động và phục hồi sức khỏe, người la động sẽ nhận được các quyền lợi sau đây:
- Được trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị.
Theo khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, doanh nghiệp có trách nhiệm trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động.
- Được doanh nghiệp bồi thường, trợ cấp khi bị tai nạn lao động.
Mức bồi thường, trợ cấp được xác định dựa trên mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động của người lao động.
Sau khi có kết luận giám định mức độ suy giảm lao động, trong 05 ngày làm việc, người sử dụng lao động phải ra quyết định bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động. Trong thời hạn 05 ngày kể ngày ra quyết định bồi thường, trợ cấp, doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ số tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động hoặc thân nhân của họ.
- Được hưởng tiền dưỡng sức, phục hồi thương tật.
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động sẽ được nhận số tiền bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, mỗi ngày nghỉ người lao động sẽ được nhận 447.000 đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !