Ngày đăng tin : 16/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Công chứng xong mới chuyển tiền được không?
Khi thực hiện mua bán hàng hoá, về nghĩa vụ trả tiền, Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, nghĩa vụ này phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thoả thuận của các bên.
Do đó, khi giao dịch mua bán, việc quyết định công chứng xong mới chuyển tiền vẫn thực hiện được nếu các bên thoả thuận và quyết định về việc này.
Ngoài ra, việc thanh toán trong giao dịch liên quan đến bất động sản nêu tại Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 được quy định như sau: Các bên thoả thuận về việc thanh toán trong giao dịch bất động sản và được ghi trong hợp đồng mua bán. Các bên phải tuân thủ theo thoả thuận trong hợp đồng này.
Do đó, có thể khẳng định, nếu các bên có thoả thuận, công chứng xong mới chuyển tiền thì thực hiện theo thoả thuận này của các bên. Nếu không có thoả thuận như thế này thì các bên thực hiện theo thoả thuận về việc chuyển tiền trong quan hệ mua bán đó.
Công chứng xong mới chuyển tiền có an toàn không?
Để xác định công chứng xong mới chuyển tiền có an toàn không thì cần phải xem xét nhiều vấn đề liên quan bởi câu trả lời trong trường hợp này có thể là CÓ hoặc có thể là KHÔNG.
Nếu các bên mua bán là người thân, người quen và người có thể tin tưởng được thì khi có thoả thuận với nhau về việc thanh toán tiền sau khi công chứng xong sẽ không trở thành vấn đề quá khó khăn.
Tuy nhiên, nếu một trong các bên có ý định lừa đảo, không giữ chữ tín khi thực hiện hợp đồng mua bán, giao dịch tài sản sau khi công chứng… thì trường hợp này sẽ bị coi là không an toàn.
Thông thường, chuyển quyền sở hữu tài sản cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì các bên cần phải thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán như mua bán bất động sản, động sản gồm có xe ô tô, xe máy…
Nhưng, sau khi công chứng, để được sang tên các bên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Đơn cử như quyền sử dụng đất, các bên ngoài đăng ký còn cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trước khi được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng (căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013).
Do đó, nếu công chứng xong và chuyển tiền luôn mà không có thoả thuận về nghĩa vụ của các bên thì khả năng giao dịch này không an toàn là rất cao nếu một trong các bên có ý định lừa đảo: Bên bán không nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc bên mua không thanh toán đủ tiền sau khi đã sang tên sổ đỏ…
Bởi pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm thanh toán tiền trong hoạt động mua bán nên để đảm bảo chắc chắn, trong hợp đồng mua bán được công chứng, các bên bắt buộc phải ghi thoả thuận về việc thanh toán tiền gồm:
- Số tiền phải thanh toán khi mua bán.
- Hình thức thanh toán.
- Các đợt phải thanh toán nếu các bên thoả thuận sẽ chia thanh toán thành nhiều đợt.
- Nghĩa vụ của các bên trong từng giai đoạn trước khi bên mua được chuyển quyền sở hữu tài sản.
- Phạt khi vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trong thực tế…
Sau khi đã kí công chứng hợp đồng mua bán và có ghi đầy đủ các thoả thuận về việc thanh toán tiền vào hợp đồng, nếu các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện ra toà để yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !