Ngày đăng tin : 05/07/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bằng việc tham gia bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau hỗ trợ một phần kinh phí chữa bệnh cũng như duy trì cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình người lao động, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định thu nhập và đời sống.
1. Trường hợp nào được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau?
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định, chỉ có 02 trường hợp dưới đây người lao động mới được hưởng chế độ ốm đau:
(1) Đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
(2) Đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau với các trường hợp:
Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
2. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 100 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm các giấy tờ sau đây:
* Đối với người lao động
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi.
Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thay bằng bản sao giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nếu cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
* Đối với đơn vị sử dụng lao động:
Bản chính Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).
3. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau thực hiện thế nào?
Cũng theo Quyết định 166/QĐ-BHXH, thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho doanh nghiệp.
Thời hạn nộp: Trong 45 ngày tính từ quay trở lại làm việc.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.
Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập Mẫu số 01B-HSB rồi gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ ốm đau cho người lao động
- Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Hình thức chi trả tiền chế độ ốm đau:
+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp sau khi cơ quan BHXH đã chuyển trợ cấp cho doanh nghiệp.
+ Nhận qua thẻ ATM của người lao động.
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó đã chuyển lại cho cơ quan BHXH.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !