Ngày đăng tin : 01/06/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Theo quy định tại khoản 1 Điều 292 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 (BLDS), “cầm cố tài sản” là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cụ thể cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 309 BLDS).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021, có thể hiểu rằng, tài sản cầm cố là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai và đều phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
Thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố;
Có thể được mô tả chung theo thỏa thuận của các bên nhưng phải xác định được;
Giá trị của tài sản được mang đi cầm cố có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được cầm cố;
Không thuộc trường hợp BLDS, luật khác liên quan có quy định về cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 108 BLDS:
“Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch”.
Liên quan đến các loại tài sản hình thành trong tương lai, trước đây, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và hết hiệu lực từ ngày 15/5/2021) từng quy định cụ thể về các loại tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm:
“2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Tuy nhiên, sau khi Nghị định 21/2021/NĐ-CP được ban hành mới thay thế cho Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã không còn liệt kê các loại tài sản hình thành trong tương lai như quy định trên mà chỉ giữ lại quy định không áp dụng với quyền sử dụng đất (khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP).
Từ các quy định nêu trên, có thể thấy, quy định pháp luật đã quy định rõ việc tài sản hình thành trong tương lai được phép sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng hình thức cầm cố tài sản.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tài sản hình thành trong tương lai đều được phép sử dụng làm tài sản cầm cố, cần lưu ý loại trừ các trường hợp tài sản này bị cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố theo quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ việc cầm cố bằng tài sản hình thành trong tương lai không được phép áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !