Ngày đăng tin : 25/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Sao kê là gì?
1.1. Sao kê nghĩa là gì?
Sao kê nghĩa là ghi chép và kê khai chi tiết các giao dịch của cá nhân, tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
Sao kê tài khoản ngân hàng là bảng thống kê các giao dịch làm biến động số dư tài khoản trong kỳ sao kê của khách hàng. Kỳ sao kê thường lấy là 01 tháng hoặc ngắn hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Bản sao kê ngân hàng sẽ cho biết chính xác thông tin về thời gian giao dịch, nội dung giao dịch và số tiền giao dịch của khách hàng.
1.3. Sao kê lương là gì?
Sao kê lương là một bảng thống kê thể hiện rõ mức lương thực nhận mỗi tháng, các khoản chi tiêu, thanh toán được liệt kê theo từng mốc thời gian.
Sao kê lương là giấy tờ chứng minh thu nhập và năng thực tài chính cá nhân trung thực và chính xác nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều giao dịch yêu cầu phải có bảng sao kê lương, ví dụ như vay vốn ngân hàng, mở thẻ tín dụng, đăng ký visa…
1.4. Sao kê tiếng anh là gì?
Trong tiếng Anh, sao kê được gọi là statement. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở ngành tài chính - ngân hàng.
Nếu quan tâm đến sao kê là gì, bạn đọc có thể tham khảo một số thuật ngữ được sử dụng trong ngân hàng bằng tiếng anh dưới đây:
Receive a statement: Nhận bảng sao kê
Give credit: Cấp tín dụng
Cash Holder: Chủ thẻ
Pay bills: Thanh toán hóa đơn
Make a deposit or withdrawal: Gửi và rút tiền
Transfer money: Chuyển tiền
Non-card instrument : Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Debit balance: Số dư nợ
Bankrupt: Phá sản, vỡ nợ
obtain cash: Rút tiền mặt
Dispenser: Máy rút tiền tự động
Deposit money: Tiền gửi
2. Các hình thức sao kê
Để hiểu rõ hơn sao kê là gì, bạn đọc cần biết tới các hình thức sao kê đang được sử dụng hiện nay.
2.1. Sao kê trực tiếp
Sao kê trực tiếp là hình thức sao kê mà chủ tài khoản ra trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu sao kê.
Bản sao kê này được ngân hàng chứng thực và cấp trực tiếp cho chủ tài khoản. Vì vậy nó thường dùng để bổ sung vào hồ sơ hành chính, hồ sơ thực hiện thủ tục vay vốn hay chứng thực tài sản.
2.2. Sao kê online
Với hình thức sao kê này, chủ tài khoản có thể tự mình thực hiện bằng cách sử dụng dịch vụ internet banking.
So với sao kê trực tiếp, độ chính xác của sao kê online hoàn toàn tương đương. Đồng thời, hình thức này còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bảng sao online chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung vào hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính liên quan như: hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng thực tài sản…
3. Thủ tục sao kê tài khoản các ngân hàng lớn
3.1. Sao kê ngân hàng Vietcombank
Sao kê trực tiếp
Bước 1: Yêu cầu nhân viên ngân hàng sao kê tài khoản
Bước 2: Xuất trình Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân tại điểm giao dịch Vietcombank.
Bước 3: Nhân viên kiếm tra thông tin và thực hiện thủ tục sao kê gửi khách hàng.
Sao kê tại máy ATM
Bước 1: Cho thẻ vào khe sau đó đăng nhập.
Bước 2: Chọn chức năng in sao kê sau đó chọn nhận hóa đơn.
Lưu ý: Cách này chỉ cho phép in sao kê 10 lần gần nhất
Sao kê online qua VCB – iB@nking
Bước 1: Truy cập vào VCB – iB@nking.
Bước 2: Điền thông tin đăng nhập
Bước 3: Lựa chọn tài khoản rồi chọn danh sách tài khoản. Nhấn vào “xem” để kiểm tra lịch sử giao dịch
Bước 4: Lựa chọn chi tiết giao dịch trong thời gian nhất định và nhấn vào “xem” để biết thông tin cụ thể về giao dịch đó.
3.2. Sao kê ngân hàng Techcombank
Sao kê trực tiếp
Tương tự Vietcombank, khách hàng chỉ cần đem Chứng minh nhân dân/Căn cước công công dân tới ngân hàng Techcombank gần nhất để yêu cầu sao kê. Nhân viên sẽ kiểm tra thông tin và thực hiện sao kê cho khách hàng.
Sao kê qua Internet Banking
Trước tiên bạn cần đăng kí tài khoản Internet Banking Techcombank.
Sau khi đăng nhập xong, bạn hãy chọn mục Giao dịch >Thông tin tài khoản > Vấn tin tài khoản để xem lịch sử giao dịch tài khoản Techcombank.
Sao kê tại cây ATM
Bước 1: Cho thẻ vào khe sau đó đăng nhập.
Bước 2: Trên màn hình sẽ hiện chức năng in sao kê. Bạn chọn in sao kê sau đó chọn nhận hóa đơn.
3.3. Sao kê ngân hàng Agribank
Sao kê trực tiếp
Tương tự như các ngân hàng khác, thủ tục sao kê tại Agribank thực hiện như sau:
Bước 1: Xuất trình giấy Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân tại điểm giao dịch Agribank
Bước 2: Yêu cầu nhân viên ngân hàng sao kê tài khoản
Bước 3: Nhân viên tiếp nhận yêu cầu. Phía khách hàng điền đầy đủ thông tin theo mẫu do phía ngân hàng cung cấp.
Bước 4: Kiểm tra thông tin và hoàn thành thủ tục sao kê ngân hàng gửi khách hàng.
Sao kê qua Internet Banking
Nếu bạn muốn sao kê qua Internet Banking thì khách hàng phải đã đăng kí Internet Banking của ngân hàng Agribank, sau đó thực hiện các thao tác:
Bước 1 Truy cập vào địa chỉ ibank.agribank.com.vn
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản mà phía ngân hàng cung cấp.
Bước 3: Sau đó chọn thư mục Giao dịch > Thông tin tài khoản > Vấn tin tài khoản
3. Cách đọc sao kê ngân hàng
Khi đã hiểu sao kê là gì, sau đây LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách đọc bản sao kê cụ thể:
3.1. Chu kỳ sao kê
Chu kỳ sao kê cho biết phạm vi sao kê bắt đầu từ ngày nào và kết thúc từ ngày nào.
3.2. Thông tin của chủ tài khoản
Tên, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ gửi thư điện tử của chủ tài khoản sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hang để xác minh bảng sao kê này chính xác của người yêu cầu sao kê.
3.3. Thông tin Ngân hàng
Thông tin này bao gồm tên, số điện thoại, trang web của ngân hàng và các thông tin quan trọng khác về thời gian và cách thức liên hệ với ngân hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
3.4. Hoạt động tài khoản
Từ bản sao kê ngân hàng, có thể quan sát chi tiết về mọi giao dịch ngân hàng đã diễn ra qua tài khoản.
Bất kỳ khoản tiền nào xuất ra từ tài khoản ngân hàng, chẳng hạn như các khoản thanh toán hoặc rút tiền sẽ được hiển thị dưới dạng "rút tiền" hoặc "ghi nợ".
Tương tự, bất kỳ khoản tiền gửi hay tín dụng nào đã thực hiện cũng sẽ thể hiện dưới dạng “tiền gửi” và “tín dụng”.
3.5. Tóm tắt tài khoản
Trên bảng sao kê ngân hàng sẽ có một bản tóm tắt để cho biết số dư đầu kỳ, tổng số tiền bổ sung và rút tiền, và cuối cùng là số dư tài khoản cuối kỳ.
3.6. Ngày giao dịch
Ngày giao dịch cho biết ngày mà ngân hàng thực sự xử lý giao dịch.
Một số giao dịch trên bảng sao kê ngân hàng có thể không đúng ngày thực hiện giao dịch do ngân hàng xử lý chậm hoặc có lỗi...
3.7. Tín dụng và ghi nợ
Tín dụng là các khoản tiền đi vào tài khoản ngân hàng, trong khi các khoản ghi nợ là các khoản tiền rời khỏi tài khoản ngân hàng của bạn.
Các khoản ghi nợ bao gồm các khoản thanh toán mà bạn thực hiện bằng thẻ ghi nợ, các khoản thanh toán hóa đơn và phí của ngân hàng đối với các khoản thấu chi tài khoản hoặc tài khoản.
4. Câu hỏi thường gặp về sao kê ngân hàng
4.1. Bản sao kê chính thức của ngân hàng là gì?
Bảng sao kê chính thức của ngân hàng thường được ngân hàng gửi cho chủ tài khoản hàng tháng, tóm tắt tất cả các giao dịch của một tài khoản trong tháng.
Bảng sao kê ngân hàng chứa thông tin tài khoản ngân hàng, chẳng hạn như số tài khoản và danh sách chi tiết các khoản tiền gửi và rút tiền.
4.2. Ngân hàng có cung cấp sao kê cho bên thứ ba không?
Các ngân hàng không bao giờ tiết lộ thông tin liên quan đến bảng sao kê ngân hang cho các bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của chủ tài khoản.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !