Ngày đăng tin : 26/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Quy định rõ thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động
Nghĩa là mỗi người lao động làm việc theo hình thức Cho thuê lại lao động sẽ chỉ làm việc cho một người sử dụng lao động và 12 tháng (khoản 2 Điều 54 BLLĐ năm 2012 không quy định rõ là đối vài người lao động mà chỉ nói chung là thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng).
Bổ sung các trường hợp bên thuê lại lao động được sử dụng lao đồng thuê lại
(1) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
(2) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
(3) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Với quy định này, các doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động sẽ phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng nhu cầu, điều kiện trước khi thuê lại lao động bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Với trường hợp (1), doanh nghiệp sẽ phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh rõ ràng về “sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định”.
Với trường hợp (2), tài liệu chứng minh sẽ rất rõ ràng, dễ hiểu nhưng số lượng lao động lại không nhiều và tùy thuộc thời điểm.
Trong trường hợp (3) mà điều luật quy định nói trên, rõ ràng pháp luật đang khuyến khích sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động đối với công việc yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà rất hạn chế hoặc gần như không thể thực hiện đối với các công việc yêu cầu lao động phổ thông hoặc có trình độ chuyên môn, kỹ thuật không cao.
Bổ sung quy định các trường hợp bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại
(1) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
(2) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
(3) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Quy định này được hiểu rằng, kể cả khi rơi vào ba trường hơn được sử dụng lao động thuê lại (tại khoản 2 Điều 53 BLLĐ năm 2019), thì bên thuê lại lao động cũng không được sử dụng lao động thuê lại nếu thuộc 3 trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 53 BLLĐ năm 2019.
Không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác
Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác, không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Mặc dù tên điều luật 53 BLLĐ năm 2019 quy định các nguyên tắc của hoạt động cho thuê lại lao động, tuy nhiên, khi nghiên cứu nội dung điều luật, chúng ta thấy có 2/3 nội dung quy định về các trường hợp được sử dụng không được sử dụng lao động thuê lại của bên thuê lại lao động, 1/3 nội dung đưa ra thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động.
Có lẽ, nội dung của điều luật này chưa sát với tên điều là “nguyên tắc” vì: (1) Chỉ quy định về tình huống và trách nhiệm của 2/3 chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động; (2) Chưa đề cập đến chủ thể chính của hoạt động kinh doanh; (3) Thể hiện tư tưởng bảo vệ người lao động làm việc theo hình thức thuê lại lao động hoặc hạn chế kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động./.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !