Ngày đăng tin : 20/01/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên mức thưởng Tết dành cho nhân viên ở nhiều công ty đã bị giảm hẳn so với năm ngoái. Khi đó, người lao động có được đình công, ngừng việc để phản đối giảm thưởng Tết không?
Công ty có được giảm mức thưởng Tết so với năm trước?
Bộ luật Lao động 2019 không hướng dẫn cụ thể về thưởng Tết mà chỉ quy định chung về thưởng tại Điều 104 như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, thưởng Tết sẽ được căn cứ dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Pháp luật cũng không quy định mức thưởng Tết cố định nên việc chi trả thưởng Tết là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi công ty.
Nếu công ty kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao và người lao động hoàn thành công việc được giao thì người đó sẽ được thưởng Tết. Tuy nhiên, nếu công ty làm ăn thua lỗ, nguồn tài chính hạn hẹp thì có thể sẽ không có thưởng Tết cho người lao động.
Như vậy, khi kết quả kinh doanh không thuận lợi, công ty hoàn toàn có thể giảm mức thưởng Tết so với năm trước. Thậm chí, nếu nguồn tài chính quá hạn hẹp, công ty không thưởng Tết cho người lao động cũng không bị coi là vi phạm.
Đình công, ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết được không?
Như đã phân tích, việc giảm thưởng Tết không vi phạm các quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên điều này lại gây tâm lý không tốt đối với người lao động. Khi đó, người lao động có được đình công, ngừng việc để phản đối không?
Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đình công khi phát sinh tranh chấp lao động lao động tập thể về lợi ích. Đây là những tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng.
Như vậy, việc phản đối giảm thưởng Tết không phải lý do được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp.
Còn về trường hợp ngừng việc, Điều 99 Bộ luật Lao động có ghi nhận về 03 trường hợp ngừng việc gồm:
- Do lỗi của người sử dụng lao động.
- Do lỗi của người lao động.
- Do sự cố về điện, nước (không do lỗi của người sử dụng) hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,…
Trong đó, nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó sẽ không được tính lương. Như vậy, nếu tự ý ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết, người lao động sẽ không được tính lương.
Thậm chí, người lao động tự ý ngừng việc còn bị coi là tự ý bỏ việc và có thể bị xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng (theo khoản 4 Điều 125 và điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động).
Nói tóm lại, người lao động đình công, ngừng việc để phản đối giảm thưởng Tết là không đúng quy định. Đây chỉ là cách nhằm gây sức ép buộc công ty thực hiện mức thưởng Tết cũ nhưng sẽ không được pháp luật công nhận.
Với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, người lao động cũng nên thông cảm và san sẻ một phần tài chính đối với công ty trong việc duy trì lương và thưởng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !