Ngày đăng tin : 16/03/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Các hình thức khuyến mại áp dụng hạn mức giảm giá tối đa
Các hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 36/2005/QH11 bao gồm các hình thức sau:
Đưa các sản phẩm hàng hóa mẫu, cung cấp các dịch vụ mẫu để khách hàng trải nghiệm;
Tặng các sản phẩm hàng hóa cho khách hàng, cung cấp dịch vụ miễn phí;
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giá thấp hơn giá trước đó trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo;
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ kèm theo các dạng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ;
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ kèm theo các loại phiếu dự thi cho khách hàng để trao thưởng;
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình may rủi mà việc tham gia này gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa vào sự may mắn của khách hàng tham gia;
Tổ chức các sự kiện, chương trình khách hàng thường xuyên, tặng các giải thưởng cho khách hàng theo thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ hoặc các hình thức khác;
Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình nghệ thuật, giải trí, văn hóa các sự kiện khác;
Các hình thức khuyến mại khác.
2. Mức giảm giá tối đa với hàng hóa khuyến mại
Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể về mức giảm giá tối đa với giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại và hàng hóa được khuyến mại.
2.1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa được khuyến mại
Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa được khuyến mại như sau:
- Mức giảm giá tối đa không được vượt quá 50% giá của hàng hóa, dịch vụ ngay trước thời gian thực hiện chương trình khuyến mại trừ hình thức giảm giá bằng cách tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại cho khách hàng tham gia; tặng hàng hóa không thu tiền, không kèm mua hàng hóa…
- Đối với các chương trình khuyến mại tập trung thì áp dụng mức giảm giá tối đa là 100%. Mức giảm giá 100% cũng áp dụng đối với các chương trình khuyến mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Không áp dụng quy định về mức giảm giá tối đa khi thuộc các trường hợp khuyến mại sau:
Hàng hóa, dịch vụ thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
Hàng thực phẩm tươi sống;
Hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp bị phá sản, doanh nghiệp giải thể, hoặc thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh, thay đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2.2. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa dùng để khuyến mại
Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa dùng để khuyến mại như sau:
- Giá trị dùng để khuyến mại cho một hàng hóa, dịch vụ không vượt quá 50% giá của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại;
- Tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ trong chương trình khuyến mại không vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
- Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ dùng để khuyến mại thì giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tính bằng giá thương nhân thực hiện khuyến mại mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;
Hàng hóa, dịch vụ của thương nhân trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ được tính bằng giá hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Đối với các chương trình khuyến mại tập trung, áp dụng mức giảm tối đa là 100%. Hạn mức 100% cũng được áp dụng đối với các khuyến mại trong khuôn khổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Một số lưu ý khi khuyến mại hàng hóa
Khi thực hiện khuyến mại trên thị trường, thương nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp và không thuộc trường hợp pháp luật không cho phép quảng cáo;
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp và không thuộc trường hợp pháp luật không cho phép dùng để quảng cáo;
- Thương nhân phải tuân thủ quy định về mức giảm giá với hàng hóa khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
- Thương nhân khuyến mại sản phẩm, dịch vụ không được thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại;
- Trường hợp nếu thương nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại sẽ bị phạt tiền từ 05 - 30 triệu đồng đối với mỗi hành vi vi phạm và hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật theo quy định tại điểm a khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, thương nhân cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !