Ngày đăng tin : 28/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Trường hợp nào cần điều chỉnh Giấy phép xây dựng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 và Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Trong đó, trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp thì không phải thực hiện điều chỉnh Giấy phép xây dựng.
2. Hướng dẫn điền thông tin Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng
- Thông tin chủ đầu tư: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư hoặc người đại diện (nếu có).
- Địa điểm xây dựng: Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp khác về quyền sử dụng đất để ghi các thông tin về số lô đất, diện tích và địa chỉ xây dựng công trình.
- Giấy phép xây dựng đã được cấp: Căn cứ vào giấy phép xây dựng ban đầu để ghi các thông tin về số ngày cơ quan cấp và nội dung giấy phép.
- Nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp: Ghi cụ thể hạng mục muốn điều chỉnh so với Giấy phép xây dựng ban đầu như thay đổi diện tích xây dựng từ bao nhiêu mét vuông lên bao nhiêu mét vuông, hay xây thêm bao nhiêu tầng…
- Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh/gia hạn: ghi rõ số tháng mà chủ đầu tư có thể hoàn thành công trình khi xin phép điều chỉnh.
3. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì? Nộp tới đâu?
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên, hồ sơ được nộp tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng, trong đó:
- Bộ phận một cửa cấp huyện đối với công trình, nhà ở riêng lẻ mà giấy phép xây dựng UBND cấp huyện cấp.
- Bộ phận một cửa cấp tỉnh (trung tâm hành chính công) đối với công trình mà giấy phép xây dựng do UBND cấp tỉnh cấp.
Trường hợp địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại cơ quan trước đây đã cấp Giấy phép xây dựng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !