Ngày đăng tin : 13/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Quy trình lừa đảo nhân viên nhập liệu diễn ra như thế nào?
Khi lướt Facebook hằng ngày, không khó để bắt gặp những thông tin tuyển dụng làm thêm hấp dẫn kiểu như sau:
Theo thông tin đăng tuyển, yêu cầu rất đơn giản, chỉ cần bạn biết đánh máy cơ bản, chăm chỉ, có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm.
Công việc cụ thể ở đây là bạn chỉ cần ngồi máy tính, nhập dữ liệu là mã Captcha hiện lên trên phần mềm của công ty. Bạn chỉ cần gõ lại đúng những kí tự hiện ra rồi ấn “Enter” là xong.
Nếu gõ được 1.000 mã, bạn thì sẽ được trả 15.000 đồng. Tương ứng mỗi tháng sẽ được khoảng 2,5 đến 03 triệu đồng, tùy vào khả năng đánh máy. Tiền lương sẽ được trả qua thẻ ATM cá nhân của bạn.
Để thực hiện công việc này, bạn phải đến trực tiếp công ty để ký hợp đồng và đóng phí “bảo trì phần mềm gõ mã Captcha” do công ty cung cấp từ 190.000 đồng - 250.000 đồng.
ADVERTISING
Dù quảng cáo hấp dẫn là vậy nhưng khi bắt tay vào công việc, nhiều người mới thấy nó khó nhằn hơn rất nhiều. Phần mềm luôn hiện lên những ký tự khó nhìn gấp nhiều lần so với những mã Captcha thường gặp. Với tốc độ quá nhanh, cộng với việc gõ sai mã một số lần sẽ bị out khỏi hệ thống hoặc khóa tài khoản nên nhiều người không thể làm nổi công việc này quá vài ngày hay 1 tuần.
Đương nhiên nếu bỏ việc, số tiền phí bảo trì hệ thống đã đóng trước đó sẽ coi như “biếu không” cho công ty kia. Rất nhiều người đã vướng vào chiêu thức này, chính vì vậy mà các công ty lừa đảo đã “vơ vét” được cũng không ít tiền.
2. Làm sao để nhận diện công ty lừa đảo nhân viên nhập liệu?
Trước hết cần khẳng định chẳng có công việc nào nhẹ nhàng, đơn giản mà lại thu về khoản thu nhập cao cả. Người dân nên tuyệt đối cảnh giác với lời chào mời công việc hấp dẫn kèm mức lương cao mà công việc lại quá đỗi đơn giản.
Vì vậy, để tránh bị lừa đảo nhân viên nhập liệu, người dân có thể căn cứ vào một trong các dấu hiệu sau:
- Văn phòng lộn xộn, bừa bãi, bàn ghế xộc xệnh, chỉ có một vài nhân viên nhưng lại thông báo tuyển dụng số người không hạn chế.
Một công ty chân chính và uy tín chắc chắn sẽ không bao giờ để văn phòng đại diện cũng như thông tin tuyển dụng của mình thiếu chuyên nghiệp như vậy. Vì thế, để tránh bị lừa, ứng viên cần kiểm tra thật kỹ thông tin về công ty như địa chỉ, giấy đăng ký kinh doanh, độ uy tín của công ty... trước khi đăng kí ứng tuyển.
- Hợp đồng cộng tác viên mập mờ, chỉ nêu chung chung, không rõ ràng các điều khoản.
Hợp đồng rõ ràng sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên các công ty lừa đảo thường chỉ làm hợp đồng hết sức sơ sài, nội dung đơn giản, chung chung.
- Yêu cầu đóng phí không có trong nội dung tuyển dụng làm việc.
Nếu phí này không được công khai từ trước mà đến khi ký hợp đồng rồi mới yêu cầu phụ thu thì bạn cần hết sức chú ý. Cần thiết có thể rút lui để tránh tình trnagj tiền mất tật mang sau này.
không rõ ràng hoặc một loại phí nào đó không có trong nội dung tuyển dụng làm việc. Trong trường hợp này, nên rút lui ngay trước khi lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.
3. Bị lừa đảo nhân viên nhập liệu, lấy lại tiền được không?
Số tiền mà mỗi người bị lừa trong trường hợp này thường không quá lớn nhưng các công ty lừa đảo vẫn thu được rất nhiều tiền bất hợp pháp do lừa được rất nhiều người.
Để lấy lại tiền, đồng thời khiến cho những đối tượng lừa đảo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nạn nhân có thể trình báo tin này cho cơ quan Công an theo các hình thức sau:
- Đến trực tiếp cơ quan Công an xã, phường nơi mình cư trú với đơn tố cáo, chứng cứ chứng minh việc mình bị lừa đảo,…
- Tin báo về tội phạm lừa đảo thông qua đường dây nóng của cơ quan Công an: Hotline 069.219.4053 của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; tại Hà Nội, có thể gọi đến số 113; tại TP. Hồ Chí Minh có thể gọi về đường dây nóng 02838.413.744 hoặc 0693.187.680…
Về mức phạt dành cho các đối tượng lừa đảo, những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !