Ngày đăng tin : 07/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng pháp luật?
Khi các bên giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng với công ty nước ngoài nói riêng thì đều được tự do thỏa thuận và thương lượng các điều khoản, điều kiện của hợp đồng, miễn là không trái với quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Bởi theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 thì hợp đồng được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên tham gia về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
Đồng thời tại Điều 11 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định về nguyên tắc tự do và tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại, theo đó:
- Các bên có quyền tự do thỏa thuận các nội dung không trái với quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục hay đạo đức xã hội để xác lập các quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền này của các bên tham gia hoạt động thương mại.
- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn được quyền tự thỏa thuận và không bên nào có hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ hay ngăn cản bên nào.
2. Ký hợp đồng với công ty nước ngoài có buộc sử dụng con dấu không?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
“3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hiện nay tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định doanh nghiệp phải sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Đồng nghĩa rằng pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu trong các giao dịch mà các bên có thoả thuận về việc sử dụng dấu.
Do đó, doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải sử dụng con dấu của doanh nghiệp đối với những giao dịch theo quy định pháp luật.
Còn đối với những giao dịch mà các bên có thể thoả thuận có hoặc không sử dụng con dấu thì không bắt buộc phải sử dụng dấu để giao dịch hợp đồng với công ty nước ngoài.
Trước đây, tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định doanh nghiệp phải sử dụng con dấu trong các trường hợp sau:
- Khi pháp luật có quy định bắt buộc phải sử dụng con dấu.
- Khi điều lệ công ty quy định thuộc trường hợp sử dụng con dấu.
- Các bên có thoả thuận về việc sử dụng con dấu.
Thực tế, tại nhiều nước doanh nghiệp không sử dụng dấu mà chỉ có chữ ký của người đại diện pháp luật/người được uỷ quyền.
Do đó, trong trường hợp này khi ký kết hợp đồng mà chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền mà không đóng dấu thì vẫn có giá trị nếu nội dung của giao dịch không trái với quy định pháp luật.
3. 4 lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với công ty nước ngoài
- Kiểm tra pháp nhân giao kết: Việc kiểm tra này rất quan trọng vì có thể xác định được tư cách, năng lực của công ty nước ngoài có phải là tổ chức được phép hoạt động hay không, là cơ sở hảo động theo pháp luật của nước sở tại.
- Về ngôn ngữ hợp đồng: Bất đồng về ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi, do đó cần thống nhất về ngôn ngữ giao kết hợp đồng, nếu được soạn thoả song ngữ Anh - Việt thì phải quy định rõ trong trường hợp có sự khác nhau thì ngôn ngữ nào được ưu tiên áp dụng.
- Về thanh toán và phương thức thanh toán: Cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp theo từng trường hợp cụ thể để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời là cơ sở để các bên thực hiện thanh toán.
- Luật áp dụng: Việc lựa chọn luật pháp nhằm điều chỉnh hợp đồng và thống nhất cơ sở để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Việc lựa chọn này cần ghi rõ vào trong hợp đồng.
4. Tranh chấp hợp đồng thương mại với công ty nước ngoài có được áp dụng luật Việt Nam?
Khi xảy ra tranh chấp thương mại với công ty nước ngoài thì các bên thoả thuận với nhau về việc áp dụng luật pháp tại nước nào để giải quyết. Căn cứ Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về việc áp dụng luật pháp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như sau:
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc áp dụng pháp luật nước ngoài hay tập quán thương mại quốc tế hay có quy định khác với quy định của Luật Thương mại thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó để giải quyết tranh chấp.
- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được quyền thoả thuận áp dụng luật pháp tại nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài hay tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản theo pháp luật của Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 14 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 quy định về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp như sau:
- Đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài áp dụng theo pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
- Đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Hội đồng trọng tài áp dụng theo pháp luật mà các bên lựa chọn. Nếu các bên không có thỏa thuận luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định áp dụng theo pháp luật mà Hội đồng thấy phù hợp nhất.
- Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật mà các bên lựa chọn không có quy định cụ thể về nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được quyền áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết nếu việc áp dụng/hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản theo pháp luật của Việt Nam.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại với Công ty nước ngoài thì sẽ được áp dụng theo pháp luật mà các bên lựa chọn, nếu các bên không có thoả thuận thì Hội đồng sẽ là người quyết định luật pháp áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là những thông tin về vấn đề ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !