Ngày đăng tin : 15/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Để đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp được phép yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhưng phải được người đó đồng ý và đảm bảo số giờ làm thêm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp doanh nghiệp được phép bố trí làm thêm giờ vượt mức quy định.
Số giờ làm thêm tối đa dành cho người lao động
Điểm b và c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định rõ điều kiện về thời gian khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ như sau:
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, số giờ làm thêm tối đa của người lao động trong tháng là 40 giờ và không quá 200 giờ/năm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, doanh nghiệp được bố trí người lao động làm thêm giờ vượt mức 200 giờ/năm.
7 trường hợp được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ/năm
Theo khoản 3 Điều 107 BLLĐ năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm trong 07 trường hợp sau:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyên sản xuất;
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Đặc biệt: Theo Điều 108 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động còn có quyền huy động người lao động làm thêm giờ vào bất kì ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm để thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; hoặc các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
Khi nào được sử dụng lao động làm thêm 300 giờ/năm?
Căn cứ Điều 107 BLLĐ năm 2019 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được yêu cầu người lao động làm thêm 300 giờ/năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động.
- Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thời gian thông báo: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm.
Cũng theo hướng dẫn tại Điều 62 Nghị định 145, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
- Nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm.
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 - 300 giờ/năm.
Mức phạt khi sử dụng lao động làm thêm giờ vượt mức quy định
Như đã chỉ ra ở phần trước, doanh nghiệp chỉ được huy động người lao động làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của họ và đảm bảo số giờ làm thêm theo quy định. Trường hợp cố tình vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
- Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người đó: Phạt 20 - 25 triệu đồng (điểm b khoản 3 Điều 17).
- Tổ chức làm thêm từ trên 200- 300 giờ/năm không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phạt từ 02 - 05 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 17).
- Huy động người lao động làm thêm quá 300 giờ/năm:
+ Phạt 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động.
+ Phạt 10 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động.
+ Phạt 20 - 40 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động.
+ Phạt 40 - 60 triệu đồng: Vi phạm từ 101- 300 người lao động.
+ Phạt 60 - 75 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Căn cứ: Khoản 4 Điều 17.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !