Ngày đăng tin : 25/04/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Hiện nay, vẫn có một bộ phận không nhỏ giáo viên phải học nâng chuẩn. Vậy có hỗ trợ học phí cho giáo viên học liên thông nâng chuẩn trình độ như sinh viên sư phạm?
Có hỗ trợ học phí cho giáo viên học liên thông nâng chuẩn?
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được áp dụng theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 116 năm 2020, các đối tượng được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Sinh viên sư phạm trình độ đại học, cao đẳng theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy.
- Sinh viên đại học, cao đẳng sư phạm học văn bằng hai và có kết quả học lực văn bằng một đạt loại giỏi.
Do đó, chỉ có 02 đối tượng này được hưởng chế độ hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt. Đồng nghĩa, sinh viên trung cấp sư phạm hoặc các học viên học thạc sĩ sư phạm sẽ không được nhận chính sách hỗ trợ này.
Đặc biệt, khoản 3 Điều 3 Nghị định này nêu rõ:
Nghị định này không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
Theo đó, các đối tượng giáo viên thực hiện nâng chuẩn trình độ gồm:
- Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng sư phạm trở lên tính từ 01/7/2020 thì còn 07 năm công tác để được nghỉ hưu.
- Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân ngành sư phạm tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ 01/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (giáo viên có trình độ trung cấp), có đủ 07 năm (giáo viên trình độ cao đẳng) đến tuổi nghỉ hưu.
- Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân ngành sư phạm hoặc chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, chính sách hỗ trợ học phí theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP chỉ áp dụng với sinh viên sư phạm hệ đại học, cao đẳng chính quy, liên thông và văn bản hai hệ đại học, cao đẳng chính quy (có học lực văn bằng một loại giỏi) mà không áp dụng với giáo viên học liên thông khi nâng chuẩn trình độ đào tạo.
Giáo viên học nâng chuẩn trình độ hưởng chế độ thế nào?
Mặc dù không được hỗ trợ học phí hay chi phí sinh hoạt trong thời gian theo học nâng chuẩn nhưng căn cứ Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, trong thời gian đào tạo nâng chuẩn trình độ, giáo viên vẫn được hỗ trợ các khoản sau đây:
- Được tạo điều kiện về thời gian.
- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục.
- Được hưởng 100% lương, phụ cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi, giáo viên khi đi nâng chuẩn đào tạo phải có trách nhiệm:
- Cam kết tiếp tục giảng dạy trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo tại các trường học sau khi học xong.
- Vẫn phải thực hiện nhiệm vụ công tác khi không phải đi học: Giảng dạy, công tác đoàn thể...
- Không hoàn thành chương trình đào tạo khiến thời gian đào tạo bị kéo dài thì phải tự túc các khoản chi phí phát sinh trong thời gian bị kéo dài này.
Đặc biệt, nếu tự ý bỏ học, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/lao động trong thời gian đào tạo, không được cấp bằng tốt nghiệp... thì giáo viên sẽ phải đền bù chi phí đào tạo nâng chuẩn trình độ đã được hỗ trợ trước đó.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !