Ngày đăng tin : 15/02/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Những loại hàng hoá nào không được giảm VAT?
Danh mục hàng hoá không được giảm VAT nêu tại các phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP gồm các lĩnh vực:
- Viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, than cốc... nêu chi tiết tại phụ lục 1 kèm Nghị định 15.
- Sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại phụ lục 2 kèm Nghị định 15.
- Công nghệ thông tin tại phụ lục 3 ban hành kèm Nghị định 15.
2. Đối tượng nào được lợi khi giảm VAT?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, hầu hết các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế GTGT 10% đều được giảm xuống còn 8% trừ viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, bảo hiểm... Những nhóm hàng không được giảm là những nhóm không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19.
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, về bản chất, đây là loại thuế gián thu. Nghĩa là, doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người thu hộ thuế từ người tiêu dùng để nộp vào ngân sách Nhà nước. Do đó, người nộp thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
Khi giảm thuế giá trị gia tăng, có thể dễ dàng thấy rằng, người tiêu dùng sẽ là người được lợi nhất bởi giá bán sẽ được giảm 2% trên tổng giá trị hàng hoá.
3. Làm sao để xác định hàng hoá, dịch vụ có được giảm VAT?
Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều kế toán của các doanh nghiệp điên đầu nhất khi áp dụng Nghị định 15. Theo đó, Nghị định 15 chỉ đưa ra các hàng hoá, dịch vụ không được giảm VAT trong khi đó, những loại hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế là các loại đang chịu mức thuế suất 10%.
Tuy nhiên, những hàng hoá chịu thuế 10% trên thị trường thì có rất nhiều. Do đó, để tra cứu, người nộp thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Không chỉ vậy, trên giấy chứng nhận kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ đang được thể hiện dưới dạng mã ngành, nghề. Trong khi đó, mã nêu tại phụ lục của Nghị định 15 lại là mã sản phẩm theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg.
Do đó, để tra cứu thì người nộp thuế cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tra cứu danh mục hàng hoá, dịch vụ theo thực tế cơ sở mình đang kinh doanh, sản xuất, buôn bán.
Bước 2: Tra cứu tên sản phẩm ở bước 1 theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg để tìm ra mã sản phẩm.
Bước 3: Sau khi có mã sản phẩm, đối chiếu với các phụ lục nêu tại Nghị định 15 để loại trừ sản phẩm không được giảm thuế giá trị gia tăng.
4. Phải làm thủ tục gì để giảm VAT?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 15, để được giảm VAT, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau đây:
- Xuất hoá đơn theo mức thuế được giảm: Sau khi xác định cơ sở kinh doanh của mình được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, người nộp thuế cần phải xuất hoá đơn theo đúng mức thuế được giảm.
- Kê khai các mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế xuống 8%: Người nộp thuế kê khai theo Mẫu số 01 ban hành kèm Nghị định 15 .
5. Được giảm VAT nhưng lỡ xuất hoá đơn 10% thì phải làm sao?
Đây lại là một trong những vấn đề "nổi cộm" mà nhiều người nộp thuế giá trị gia tăng gặp phải. Cụ thể, do vướng mắc khi xác định hàng hoá được giảm hay không được giảm đã nêu ở trên nên nhiều người đã xác định sai mức thuế suất áp dụng với hàng hoá, dịch vụ của đơn vị mình và đã xuất hoá đơn theo mức thuế xuất không đúng quy định.
ở trường hợp này, khoản 5 Điều 1 Nghị định 15 nêu rõ:
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Như vậy, người mua và người bán khi có sự nhầm lẫn và sai sót trong việc lập hoá đơn thì thực hiện như sau:
- Lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua; người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào.
6. Vừa có hàng được giảm 8% và không được giảm thuế thì làm sao?
Nội dung này được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15. Cụ thể:
Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, khi có hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục được giảm và không được giảm thì người nộp thuế phải lập riêng hoá đơn với từng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu không thực hiện, không chỉ không được giảm thuế mà thậm chí còn có thể bị phạt theo tinh thần của Công điện số 02/CĐ-TCT nếu người nộp thuế cố tình vi phạm.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !