Ngày đăng tin : 13/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ghét sếp có được tự ý nghỉ việc không?
Mặc dù việc “ghét sếp” là lý do chủ quan xuất phát từ ý chí của người lao động nhưng Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần bất kỳ lý do nào. Do đó, người lao động ghét sếp hoàn toàn có quyền nghỉ việc.
Để chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp, hạn chế những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, người lao động nghỉ việc do ghét sếp cũng phải báo trước cho phía công ty biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý, trong thời gian báo trước, người lao động vẫn phải đi làm và chấp hành theo sự điều hành của người sử dụng lao động.
Thời gian báo trước khi nghỉ việc phải đảm bảo như sau:
Loại hợp đồng lao động | Thời gian báo trước khi nghỉ việc | |
Công việc bình thường | Ngành, nghề, công việc đặc thù (*) | |
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn | Ít nhất 45 ngày | Ít nhất 120 ngày |
Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng | Ít nhất 30 ngày | Ít nhất 120 ngày |
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng | Ít nhất 03 ngày làm việc | Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng lao động |
(*) Các ngành, nghề, công việc đặc thù bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp.
- Thuyền viên trên tàu Việt Nam ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu nước ngoài.
- Các ngành, nghề, công việc khác do pháp luật quy định.
2. Nghỉ việc vì ghét sếp có cần viết đơn không?
Theo Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước thời hạn quy định hoặc có các lý do được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Đối với trường hợp nghỉ việc do ghét sếp, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết. Tuy nhiên Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn đều không quy định hình thức báo trước trong trường hợp này.
Do đó, người lao động có thể tùy chọn hình thức báo trước như: Viết đơn xin nghỉ việc, viết mail xin nghỉ việc, nhắn tin, gửi fax, gọi điện thông báo cho bộ phận quản lý,…
Như vậy, khi nghỉ việc vì ghét sếp, người lao động không buộc phải viết đơn xin nghỉ việc nhưng vẫn phải đảm bảo thông báo sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động theo các hình thức khác để chứng minh người lao động đã báo trước đúng quy định.
Đây là căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đơn phương chấm dứt hợp đòng lao động hợp pháp hay không. Nếu không có bằng chứng về việc đã báo trước cho người sử dụng lao động, người lao động sẽ bị doanh nghiệp đẩy vào trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật để gây khó dễ sau này.
3. Người lao động tự ý nghỉ việc do ghét sếp có phải bồi thường?
Trường hợp tự ý nghỉ việc do ghét sếp mà đã báo trước theo đúng thời hạn quy định thì không phải bồi thường do người lao động đã thực hiện đúng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình.
Lúc này, ngoài việc không phải bồi thường, người lao động còn được công ty thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi như tiền lương, tiền phép năm chưa nghỉ hết, tiền trợ cấp thôi việc,… trong thời hạn 14 ngày làm việc (theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019).
Cùng với đó, căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động, phía công ty còn phải hoàn thành việc đóng và chốt sổ bảo hiểm xã hội rồi trả lại các giấy tờ đã giữ của người lao động.
Ngược lại, nếu người lao động tự ý nghỉ việc vì ghét sếp mà không báo trước thì phải gánh trách nhiệm bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và khoản tiền lương tương ứng với những ngày không báo trước (tiền lương làm căn cứ bồi thường xác định theo hợp đồng lao động).
Ngoài ra, nếu từng được cử đi học nghề, đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động, người lao động còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !