Ngày đăng tin : 01/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đóng bảo hiểm dưới 1 năm có được rút BHXH 1 lần?
Theo quy định hiện hành tại Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động sẽ được rút BHXH 1 lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
2 - Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH chưa đủ 15 năm, đồng thời không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
3 - Ra nước ngoài để định cư.
4 - Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Đơn cử như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
5 - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
6 - Có nhu cầu rút BHXH 1 lần sau 01 năm nghỉ việc (với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH (với người tham gia BHXH tự nguyện) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Từ đó, có thể thấy, pháp luật đặt ra điều kiện về thời gian đóng BHXH để được rút 1 lần. Bởi vậy, người lao động đóng BHXH dưới 01 năm hoàn toàn có thể làm thủ tục rút BHXH 1 lần nếu có một trong các điều kiện đã nêu.
Mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng dưới 1 năm là bao nhiêu?
Mức hưởng BHXH 1 lần cho những người đóng bảo hiểm dưới 01 năm hiện được tính theo công thức sau:
* Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:
Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH bắt buộc được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH
- Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.Trong đó:
- Tiền lương tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ.
* Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần khi đóng BHXH tự nguyện được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH - Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH
- Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.Trong đó:
- Mức thu nhập tháng đóng BHXH đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.
- (*) Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.
- Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) được tính theo công thức sau
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)
Tháng 02/2018 - hết tháng 05/2018: Đóng BHXH với mức lương 05 triệu đồng/tháng.Ví dụ: Anh A có thời gian đóng BHXH bắt buộc như sau:
Tháng 01/2019 đến hết tháng 03/2019: Đóng BHXH với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng.
Năm 2022, anh A làm thủ tục rút BHXH 1 lần. Lúc này, số tiền BHXH 1 lần của anh A sẽ được tính như sau:
1. Thời gian tham gia BHXH: 07 tháng.
2. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH sau điều chỉnh được xác định như sau:
- Giai đoạn đóng từ tháng 02/2018 đến tháng 5/2018: Thời gian 04 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.000.000 đồng
5.000.000 x 1.08 x 4 = 21.600.000 đồng
- Giai đoạn đóng từ tháng 01/2019 đến tháng 3/2019: Thời gian 03 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5.500.000 đồng
5.500.000 x 1.05 x 3 = 17.325.000 đồng
(Trong đó, 1.08 và 1.05 là hệ số trượt giá được áp dụng tương ứng với năm 2018 và năm 2019 khi người lao động rút BHXH 1 lần tại năm 2022)
- Tổng tiền đóng BHXH = 21.600.000 + 17.325.000 = 38.925.000 đồng.
3. Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x Tổng tiền lương đóng BHXH = 22% x 38.925.000 = 8.563.500 đồng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !