Ngày đăng tin : 14/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Các trường hợp tập trung thanh tra thuế 2022
Theo ông Nguyễn Thành Lâm - Tổng giám đốc của RSM Hà Nội, trong xu hướng thanh, kiểm tra thuế năm 2022, có 06 trường hợp doanh nghiệp sẽ được tập trung để thanh, kiểm tra thuế, gồm:
- Doanh nghiệp chuyển giá
- Doanh nghiệp phát sinh lỗ
- Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế
- Doanh nghiệp có các khoản chi trả cho tập đoàn
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
- Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT.
2. Các rủi ro cần được kiểm soát trong thanh tra thuế
Trước khi trả lời cho câu hỏi cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế, các doanh nghiệp cần biết trước về một số rủi ro dễ gặp trong các kỳ thanh tra thuế để lưu ý và kiểm soát, gồm:
2.1 Rủi ro về mặt kỹ thuật
Đây là các rủi ro liên quan đến các quy định thuế - kế toán mà doanh nghiệp chưa kịp cập nhật hoặc chưa hiểu, hiểu nhầm, áp dụng sai; rủi ro xuất phát từ đặc thù hoạt động của doanh nghiệp; từ thẩm quyền thanh tra - kiểm tra thuế; từ quy trình thủ tục thanh tra; từ quy trình thủ tục khiếu kiện - khiếu nại;
2.2 Rủi ro phi kỹ thuật
Đây là các rủi ro liên quan đến nhân sự phụ trách; phương pháp phối hợp làm việc giữa các bên; cách tiếp cận với từng vấn đề hoặc cơ quan; phương pháp giao tiếp, trao đổi với cơ quan thuế.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?
3.1 Trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra
Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế
Lưu ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
Kê khai điều chỉnh (nếu có) trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra
Cập nhật thông tin về lý do và chủ đề mà cơ quan thuế sẽ kiểm tra
Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế
Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp
Cân nhắc về việc mới các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.
3.2 Trong thời gian diễn ra thanh, kiểm tra thuế
Chỉ định nhân viên đủ kinh nghiệm làm việc với đoàn thanh, kiểm tra thuế
Giữ bình tĩnh giải trình các vấn đề
Tránh đối đầu, cố gắng giải quyết để thông qua đối thoại
Cân nhắc thương lượng và chấp nhận giải pháp có lợi cho cả hai bên
Tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn hoặc cả hai
Thảo luận trước với cán bộ thuế về việc có thể khiếu nại kết quả thanh kiểm tra thuế.
3.3 Sau khi kết thúc thanh, kiểm tra thuế
Rà soát kỹ lưỡng các “biên bản” và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn thuế
Quyết định những điều chỉnh nào có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
Chuẩn bị ý kiến để đưa vào biên bản và ký biên bản đúng hạn, nộp đơn xin gia hạn
Nếu vẫn còn vấn đề tranh chấp, cân nhắc đưa ý kiến bảo lưu trong biên bản
Cân nhắc xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính
Khi đã có quyết định của cơ quan thuế, nên nộp tiền thuế truy thu, các khoản phạt trong khi tiến hành thủ tục khiếu nại để tránh lãi phạt chậm nộp
Nộp đơn khiếu nại đúng thời hạn (trong vòng 90 ngày cho khiếu nại lần đầu và 30 ngày cho khiếu nại lần 2).
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !