Ngày đăng tin : 23/05/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh là định nghĩa được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo đó, đây là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, là yếu tố được bảo vệ trong sở hữu trí tuệ, là thông tin thu được từ việc đầu tư tài chính, trị tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Nói một cách dễ hiểu, bí mật kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng nhất của một doanh nghiệp, không được tiết lộ với bên ngoài, là yếu tố tạo nên sự mới lạ, độc nhất và cũng chính là yếu tố quyết định trong việc phát triển của doanh nghiệp đó.
Thường đây là thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi ích về kinh tế trên thương trường, có thể gồm thông tin về giá, thông tin về quan hệ khách hàng, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, pha chế…
Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường, không dễ dàng có được thông tin về bí mật kinh doanh của cá nhân, tổ chức.
- Khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo nên lợi thế với người nắm giữ bí mật này so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng được bí mật kinh doanh đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị lộ, không dễ dàng tiếp cận được.
Tuy nhiên, có 04 thông tin dưới đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh: Bí mật về nhân thân; về quản lý nhà nước; về quốc phòng, an ninh; bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
2. Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi (1), (2), (3), (4);
Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm
3. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Theo Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng của hành vi bị xem xét là bí mật kinh doanh đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu bí mật kinh doanh và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Trong đó, chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
4. Xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử phạt thế nào?
Các hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 gồm:
- Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh.
- Tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh không được phép.
Theo đó, nếu xâm phạm bí mật kinh doanh, theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !