Ngày đăng tin : 22/02/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Công ty có được đuổi việc nhân viên vì lý do mắc Covid-19?
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chỉ được đuổi việc người lao động nếu có một trong 07 lý do sau đây:
1 - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.
2 - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà khả năng lao động chưa hồi phục.
3 - Lý do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
4 - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng.
5 - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.
6 - Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
7 - Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, việc người lao động bị mắc Covid-19 không phải là căn cứ hợp pháp để người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Do đó, hành vi đuổi việc người lao động vì nhiễm Covid-19 là hoàn toàn trái pháp luật.
2. Bị đuổi việc do nhiễm Covid-19, người lao động phải làm sao?
Hành vi đuổi việc người lao động do mắc Covid-19 được xác định là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, để đòi lại quyền lợi cho mình, người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
2.1. Khiếu nại
Trước hết, người lao động cần khiếu nại đến ban lãnh đạo công ty. Việc khiếu nại có thể bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp, trong đó trình bày rõ lý do mà mình khiếu nại.
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thời gian giải quyết khiếu nại là không quá 30 ngày hoặc 40 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý.
Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết khiếu nại hoặc đã được giải quyết nhưng không ý với cách giải quyết của công ty, người lao động có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là tối đa 45 ngày hoặc 60 ngày đối với vụ việc phức tập, tính từ ngày Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thụ lý.
2.2. Khởi kiện tại Tòa án
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, thay vì khiếu nại, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.
3. Xử lý doanh nghiệp đuổi việc người lao động là F0 như thế nào?
Hành vi tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động mắc Covid-19 được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó, công ty sẽ buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
- Buộc phải nhận lại người lao động trở lại làm việc, đồng thời:
+ Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian người lao động không được làm việc.
+ Trả thêm cho người lao động ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Trường hợp vi phạm thời hạn báo trước: Trả tiền lương theo hợp đồng trong những ngày không báo trước.
- Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc:
+ Công ty trả các khoản tiền như trường hợp nhận lại người lao động.
+ Trả thêm trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Công ty không muốn nhận lại và người lao động đồng ý:
+ Công ty trả các khoản tiền như trường người lao động không muốn tiếp tục làm việc.
+ Trả thêm khoản tiền bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !