Ngày đăng tin : 05/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
I. Đôi nét về chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay và tình hình dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm nhân sự khiến cho nhiều người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp được coi như chiếc phao cứu sinh giúp hỗ trợ người lao động có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn trước khi tìm kiếm được một công việc mới.
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm xã hội giúp hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Căn cứ theo khoản 4 điều 3, Luật Việc làm 2013.
II. Người lao động có bắt buộc phải tham gia BHTN hay không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN, cụ thể:
1. Người lao động
Người lao động phải tham gia chế độ BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
Không xác định thời hạn;
Xác định thời hạn;
Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
** Ngoại lệ: Tuy nhiên, người lao động đang trong tình trạng hưởng lương hưu hay trợ cấp mất sức hàng tháng nhưng tiếp tục đi làm thêm có hợp đồng lao động thì sẽ không thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHTN.
2. Đơn vị sử dụng lao động
Người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực, bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
** Lưu ý: Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp động lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.
III. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Pháp luật.
+ Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
+ NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
IV. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 57, Luật Việc làm 2013 quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và đơn vị sử dụng lao động như sau:
Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
Đơn vị sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng.
V. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 50, Luật Việc Làm thì người lao động được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp.
Tuy nhiên, trợ cấp thất nghiệp người lao động nhận tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
1. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, tức là đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
2. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời điểm người lao động được hưởng BHTN sẽ được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Người lao động được hưởng BHTN từ ngày 16 sau khi nộp hồ sơ thất nghiệp.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN được 50 tháng với lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 4.000.000 (VNĐ)
Thời gian được hưởng BHTN của ông A sẽ như sau:
36 tháng đầu tiên => Ông Nguyễn Văn A được hưởng 03 tháng trợ cấp
12 tháng BHTN tiếp theo => Ông Nguyễn Văn A được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => Ông Nguyễn Văn A sẽ được cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của ông Nguyễn Văn A sẽ là: 4.000.000 x 60% = 2.400.000 VNĐ/ tháng.
VI. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu ban hành Nghị định)
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
Hợp đồng lao động đã hết hạn
Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);
Quyết định thôi việc hay quyết định sa thải hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
Sổ bảo hiểm xã hội
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động nhận được quyết định hưởng trợ cấp BHTN thì người lao động đến cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vây, trong bài viết trên đây ebh.vn đã gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết xung quanh chế độ bảo hiểm thất nghiệp người lao động bắt buộc phải tham gia. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hưu ích đối với bạn đọc.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !