Ngày đăng tin : 25/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỂ NGÂN HÀNG DUYỆT
Cần phân biệt rõ các loại Báo cáo tài chính để phù hợp nhu cầu
Báo cáo tài chính nội bộ:
Dành cho giám đốc kiểm tra và phân tích tài chính.
Được lập bởi trưởng phòng/ Giám đốc tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Báo cáo chính xác nhất về tình hinh lãi/ lỗ của doanh nghiệp.
Các tài sản, chi phí…. được thống kê ở đây
Báo cáo tài chính cho cơ quan Thuế:
Muc đích: Để nộp cho cơ quan thuế.
Chỉ dựa trên tinh hình chi phí được cơ quan Thuế chấp nhận theo luật.
Báo cáo tài chính khi vay vốn ngân hàng:
Báo cáo về tình hình tài chính để ngân hàng duyệt vay vốn
Thể hiện nguồn vốn kinh doanh
Thể hiện tài sản cố định và lưu động
Làm căn cứ để làm hợp đồng vay và giải ngân
Như vậy, BCTC khi vay vốn ngân hàng sẽ dựa theo yêu cầu của tưng ngân hàng. Có thể không hoàn toàn khớp với Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan Thuế và Báo cáo tài chính nội bộ.
NGÂN HÀNG SẼ YÊU CẦU GÌ Ở BÁO CÁO TÀI CHÍNH
– Báo cáo kết quả kinh doanh
– Bảng cân đối kế toán
– Yêu cầu thêm tùy ngân hàng:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền tệ
– Yêu cầu các báo cáo chi tiết: Hầu hết các ngân hàng yêu cần – Nếu là vay vốn theo kiểu doanh nghiệp :
+ Báo cáo hàng tồn kho
+ Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
+ Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp
+ Ngoài ra 1 số ngân hàng kỹ hơn thì yêu cầu bảng lương chi tiết.
CẦN LƯU Ý GÌ KHI LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH VAY VỐN
Để được ngân hàng duyệt, cần lưu ý một số thông tin khi lập Báo cáo tài chính. Cụ thể, những yếu tố sau cần chú ý:
Doanh thu:
Phù hợp với tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp cần vay vốn làm công trình. Hãy tinh chỉnh sao cho khả năng doanh thu cao nhất có thể so với trị giá công trình.
Lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có lợi nhuận ít nhất là 10%. Mức phù hợp là 15% đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Công nợ: Nợ phải trả thấp hơn nợ phải thu của nha cung cấp
Hàng tồn kho: Tỉ lệ hàng tồn kho thấp. Do nếu tồn nhiều la kinh doanh không hiệu quả (trừ mặt hàng đặc biệt)
Nghĩa vụ thuế:Không được nợ thuế và báo cáo nếu yêu cầu thì cần khớp số liệu
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !