Ngày đăng tin : 26/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Tầm quan trọng của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Báo cáo tài chính (BCTC) mang lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp mà và với các đối tác của doanh nghiệp, với cơ quan nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tiên, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, của các cơ quan chủ quan, các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp và các đối tác của doanh nghiệp. Chính vì vậy, báo cáo tài chính là một phần không thể tách rời và kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bước kế toán viên không thể bỏ qua
Ngoài ra, BCTC (báo cáo tài chính) còn cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu giúp người quản lý đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua. Do vậy, có thể nói rằng báo cáo tài chính là một phần hỗ trợ tối đa công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, bảng thông tin kinh tế này còn giúp phân tích, nghiên cứu và phát hiện những khả năng tiềm tàng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai…
Báo cáo tài chính còn được xem như căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá, xây dựng các kế hoạch kinh tế, tài chính, kỹ thuật, giúp doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với sự quan trọng đó, việc chuẩn chỉ khi lập báo cáo tài chính càng cần được nâng cao hơn. Tìm hiểu ngay cách kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp chi tiết dưới đây.
Hướng dẫn kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp
Việc đầu tiên các bạn cần làm để kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp đó là: Kiểm tra xem tất cả các TK kế toán trên Bảng cân đối phát sinh có số dư đúng với bản chất của nó hay chưa.
– Kiểm tra độ trùng của số dư TK 133 trên bảng cân đối số phát sinh với tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng hoặc quý
– Kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp qua việc khấu hao TSCĐ. Kiểm tra đối chiếu trên bảng trích khấu hao so sánh với số liệu trên bảng cân đối SPS xem khấu hao lũy kế có bằng với số dư của TK 214 hay không, kiểm tra khung thời gian khấu hao TSCD theo đúng khung thời gian quy định hiện hành.
– Kiểm tra độ khớp của số dư TK 131, 331 với công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho nhà cung cấp hay không, kiểm tra lại với công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp
– Kiếm tra số dư TK chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn, đồng thời mở bảng phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) ra để đối chiếu số tiền còn lại trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có số liệu trùng khớp với nhau không? Nếu không bằng nhau bạn cần xem lại cách phân bổ công cụ dụng cụ hoặc định khoản kế toán bị sai.
– Kiểm tra độ khớp của số dư trên TK 156 và bảng chi tiết nhập xuất tồn kho. Nếu khi kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp thấy số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn không khớp có thể do các nguyên nhân sau:
+ Định khoản sai tài khoản
+ Xuất bán trước khi có hóa đơn nhập mua
+ Đơn giá xuất bạn tính sai khi ghi nhận giá vốn hàng xuất bán
– Kiểm tra TK 3334: Đây là 1 sai sót thường gặp khi kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chúng ta so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN có thể là tăng thêm hoặc giảm đi.
+ Nếu tăng thêm ghi: Nợ TK 821, có TK 3334
+ Nếu giảm so với tạm tính ghi: Nợ TK 3334, có TK 821 phần tiền thừa trước khi lập báo cáo tài chính
– Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt: Nếu tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt. Do đó cần chú ý nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất cứ thời điểm nào trong năm.
– Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 hay chưa? Nếu sai tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và có thể tìm dựa vào sao kê ngân hàng…
– Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai hay không
Nếu doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính sai và làm lại, thường có 3 trường hợp xảy ra như sau:
+ Nếu nộp lại BCTC mà không ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp không bị phạt
+ Nếu nộp lại nhưng có số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa thì doanh nghiệp được bù trừ vào những kỳ sau
+ Nếu nộp lại nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp bị thiếu thì doanh nghiệp cần nộp thêm số thuế thiếu, tiền chậm nộp BCTC
Sau khi tham khảo những thông tin được chia sẻ ở trên đây, bạn đã nắm rõ những thông tin cần xem để kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp rồi đúng không? Nếu bạn còn thấy bỡ ngỡ, khó khăn hoặc muốn thật sự thành thạo các thao tác liên quan đến báo cáo tài chính, tham khảo ngay hướng dẫn làm báo cáo tài chính trong doanh nghiệp của chúng tôi nhé. Chúc bạn luôn hoàn thành công việc và trở thành một kế toán viên giỏi.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !