Ngày đăng tin : 13/06/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Không phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và lao động khác
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 đặc biệt nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động, trong đó có cả hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên tình trạng khuyết tật.
Theo đó, người lao động cũng phải được tạo điều kiện làm việc, đảm bảo quyền lợi như bao người lao động khác.
Nếu có hành vi phân biệt đối xử giữa người lao động khuyết tật với những người lao động khác, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Tổ chức khám sức khỏe định kì cho lao động khuyết tật
Theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời còn phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là người khuyết tật.
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động khuyết tật ít nhất 06 tháng/lần.
Nếu không tổ chức khám sức khỏe định kì, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng/người lao động khuyết tật nhưng với số tiền phạt tối đa là 75 triệu đồng.
3. Không bố trí lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại
Cũng theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 đặc biệt nghiêm cấm hành vi sau:
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Như vậy, với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nằm trong danh mục mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố, doanh nghiệp buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó cho người lao động là người khuyết tật biết.
Sau khi đã nắm rõ thông tin mà vẫn đồng ý làm việc thì doanh nghiệp mới được phép sử dụng người lao động khuyết tật thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
4. Cho người lao động khuyết tật nghỉ phép 14 ngày/năm
Với chế độ nghỉ hằng năm, điểm b khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Theo đó, người lao động khuyết tật làm việc đủ năm cho người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ quyền nghỉ phép 14 ngày/năm.
Đặc biệt, nếu cứ làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động, người lao động khuyết tật còn được cộng thêm tương 01 ngày nghỉ vào số ngày phép năm (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).
Trường hợp chưa làm đủ năm, người lao động khuyết tật sẽ được nghỉ phép với số ngày tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
5. Không sử dụng lao động khuyết tật làm thêm giờ khi họ đồng ý
Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm hành vi sau:
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
Như vậy, những người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng chỉ phải làm thêm giờ, làm ban đêm nếu họ đồng ý.
Nếu không có sự đồng ý của người lao động khuyết tật trên mà bố trí cho họ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Tuy nhiên với những người khuyết tật nhẹ suy giảm lao động dưới 51% thì doanh nghiệp vẫn có thể tự ý sắp xếp thời gian làm việc của họ vào ban đêm mà không bị phạt.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !