Ngày đăng tin : 19/12/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thay đổi về số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp quy định.
So với quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH, số giờ làm việc tiêu chuẩn tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH trong từng trường hợp đã có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:
2. Nới giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm giờ
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã bỏ quy định về tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là không quá 09 giờ.
Thay vào đó, mọi công việc mang tính chất thời vụ mà Thông tư 18 đề cập đều áp dụng chung tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/ngày là không quá 12 giờ.
Ngoài ra, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng theo quy định mới cũng mở rộng hơn.
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 18, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai giới hạn sau và phải ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm:
3. Đi làm ngày lễ, Tết không còn được nghỉ bù
Trước đó, khoản 3 Điều 7 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH chỉ quy định doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, quy định về việc nghỉ bù đã bị Thông tư 18/2021 bãi bỏ. Thay vào đó, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác theo quy định.
Như vậy, từ ngày 01/02/2022 tới đây, nếu người lao động đi làm vào dịp lễ, Tết, nghỉ có hưởng lương sẽ không còn được nghỉ bù mà chỉ được tính hưởng lương làm thêm giờ cho ngày làm việc đó.
4. Làm việc từ 10 giờ/ngày không được nghỉ thêm 30 phút
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 54/2015, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường.
Tuy nhiên, từ ngày 01/02/2021, thời gian nghỉ giữa ca được áp dụng theo Điều 7 Thông tư 18 như sau:
Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi
2. Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì mới được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc.
Như vậy, sắp tới, người lao động làm công việc có tính chất thời vụ từ 10 giờ/ngày sẽ không được tính nghỉ thêm 30 phút tính vào giờ làm việc.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !