Ngày đăng tin : 03/06/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
Vấn đề việc làm luôn là vấn đề nóng đối với sinh viên hiện nay. Cũng không lạ khi nhiều sinh viên tốt nghiệp không làm đúng ngành nghề mình đã học. Kế toán là một ngành hot với nhiều ưu điểm trong công việc. Tuy nhiên, chính vì là một ngành hot nên đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức không nhỏ đối với những người theo đuổi ngành nghề này. Tại sao 70% dân học kế toán xong lại muốn bỏ nghề? Đâu là sự thật? Ngành kế toán thật sự có áp lực không, có khó kiếm việc không? Hãy để Sanketoan.vn giúp bạn trả lời tất cả những thắc mắc đó.
Mời các bạn đọc bài viết!
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn vận hành được đều cần đến bộ phận kế toán. Việc kinh tế ngày càng phát triển và mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp ra đời nên nhu cầu nguồn lực với ngành kế toán luôn là rất lớn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm đối với những cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành kế toán là luôn rộng mở.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có 5-6 kế toán. Mức thu nhập trung bình hiện nay của các kế toán viên khi mới ra trường là 7-9 triệu đồng mỗi tháng.
Đây là một nghề có nhiều cơ hội thăng tiến, nếu bạn biết phấn đấu thì từ một kế toán kho, thủ quỹ bạn có thể được thăng chức trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giám đốc tài chính. Ngoài ra, công việc kế toán mang nét đặc trưng của dân văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng và thời gian còn lại bạn có thể dành cho bản thân, gia đình.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm việc tại rất nhiều vị trí và cơ quan khác nhau:
Giảng viên, Nghiên cứu viên, Thanh tra kinh tế;
Chuyên viên kế toán thuế, Kiểm toán, Kiểm soát viên, Giao dịch ngân hàng, Chuyên viên phụ trách kế toán, Tư vấn tài chính, Thủ quỹ… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
Trưởng phòng kế toán, Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
Ngoài ra nếu không làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể đầu quân vào những công ty cung cấp dịch vụ kế toán - một loại hình dịch vụ rất phát triển trong thời điểm hiện nay. Sanketoan.vn cũng là một trong những đơn vị nổi bật cung cấp dịch vụ kế toán như vậy. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo. Có vô vàn lựa chọn nếu sau khi tốt nghiệp bạn có đủ kỹ năng và chịu khó học hỏi.
Có rất nhiều lợi thế như vậy, tại sao vẫn có câu chuyện “70% dân học kế toán muốn bỏ nghề”.
Công việc của một nhân viên kế toán hàng ngày là làm việc với các con số biết nói, tính toán sổ sách, thu chi, chứng từ, lương bổng cho nhân viên,... Công việc mang tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày dễ khiến người làm cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí là chán nghề.
Nghề kế toán cũng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, cẩn thận và một tư duy logic. Tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác qua những con số, chỉ một sai sót nhỏ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu không thật sự yêu công việc này và không phải là một người chịu được áp lực cao, bạn sẽ không bám trụ lâu được.
Như đã phân tích ở trên, nghề kế toán gắn liền với những con số, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, áp lực công việc lớn. Chưa kể vào cuối năm, thời điểm làm báo cáo tài chính, quyết toán, công việc dồn dập đòi hỏi độ chính xác càng cao và phải làm thêm giờ, tăng ca cho kịp tiến độ công việc.
Kế toán không chỉ dừng lại ở việc thống kế và phân tích những con số mà còn phải từ đưa ra những đánh giá mang tính khái quát về tình hình công ty, góp vai trò quan trọng giúp công ty nắm bắt được tình hình và có hướng phát triển tốt. Mang trọng trách lớn trên vai nên nghề kế toán thật sự cần những người có cái đầu lạnh.
Thực tế đã có không ít sinh viên đầu tư chăm chỉ học hành cày cuốc suốt 3-4 năm đại học rồi lại quyết định bỏ nghề. Khi chúng tôi mở một cuộc trưng cầu ý kiến của bộ phận những sinh viên đó về việc lãng phí công sức, sớm từ bỏ giấc mơ với nghề thì họ đã đưa ra những lý do sau:
Vài năm trước đây Kế toán – Kiểm toán là một ngành rất hot, hút rất nhiều nhân lực với thu nhập cao. Vì vậy sinh viên đã “đổ xô” theo học ngành này với mong muốn ra trường xin được việc và có mức lương ổn định. Hiểu được tâm lý sinh viên, các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kế toán lên rất cao (Năm 2015, Đại học Công Nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành Kế toán với 480 chỉ tiêu, trường Đại học Công Đoàn với 350 chỉ tiêu ngành Kế toán …), chính điều đó đã dẫn đến nguồn nhân lực Kế toán ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số lượng cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.000 người), chưa kể số lượng sinh viên thất nghiệp hệ cao đẳng và trung cấp.
Thực trạng chung hiện nay theo các nhà tuyển dụng nhân sự, Kế toán là ngành có chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là nguồn nhân sự mới tốt nghiệp ra trường. Với những đối tượng này thường thiếu kỹ năng cần thiết cho công việc, chưa có cái nhìn chính xác về nội dung công việc họ sẽ làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.
Đặc biệt đối với sinh viên kế toán khi mới ra trường để tìm được một công việc đúng ngành nghề là một điều rất khó, hơn thế nữa khi đã xin được việc làm thì đối với sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm mức lương quả là thấp so với mức sống hiện nay. Vì là mức lương thấp, không đủ tiền trang trải các khoản chi phí trong cuộc sống dẫn đến việc chán nản, bỏ nghề hay làm trái nghề.
Mỗi ngành mỗi nghề lại có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau về công việc, ví dụ như việc làm ở vị trí nhân viên kinh doanh cũng có những áp lực và được mất khác nhau chứ không chỉ ngành kế toán. Nếu yêu cầu đối với một nhân viên kế toán là phải tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác thì việc làm nhân viên kinh doanh yêu cầu sự năng động, nhạy bén và giao tiếp tốt. Nghề nào việc đó, sẽ rất khó để đi so sánh công việc nào vất vả hơn công việc nào.
Vậy nên điều quan trọng là bạn phải kiên trì, sáng suốt và luôn không ngừng học hỏi. Khi bạn có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, tinh thần hứng khởi với công việc thì chẳng khó khăn nào có thể ngăn cản sự thăng tiến của bạn cả.
Cuối cùng Sàn kế toán chúc các bạn thành công với những quyết định của mình!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Kế toán phải ghi nhớ rất nhiều các lịch nộp các loại báo cáo thuế, báo cáo tài chính...Sàn kế toán ra mắt tính năng nhắc lịch nộp báo cáo thuế qua Email và App để hỗ trợ kế toán tốt hơn công việc.
Cá nhân kế toán có nhiều năm kinh nghiệm hoặc công ty dịch vụ kế toán muốn tham gia vào hệ thống dịch vụ kế toán của Sanketoan thì tham khảo nội dung này.
Trên Youtube hiện nay có rất nhiều kênh có các video hướng dẫn, chia sẻ kiến thức học kế toán Online rất hay và hữu ích. Sanketoan tổng hợp và phân tích những kênh có nhiều video nhất dành cho các bạn kế toán
Thông tin và đường dẫn tham gia các nhóm Zalo chuyên về tuyển dụng kế toán, sắp xếp theo 63 tỉnh thành
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !