Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh hữu ích cho nhà đầu tư

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 1725   |   Lượt tải: 69    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Khi các nhà đầu tư hợp tác với nhau để làm ăn, họ cần một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chi tiết để cụ thể hóa các thỏa thuận, tránh mâu thuẫn lợi ích về sau.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Luật Đầu tư 2014 giải thích khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư (có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài), hợp tác giữa các nhà đầu tư để cùng thực hiện một hoạt động kinh tế nhằm phân chia lợi nhuận hay sản phẩm.

Việc kinh doanh phải dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới. Đây cũng chính là ưu điểm của hình thức đầu tư này.

Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia…Tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.

Về mặt kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC đã chia hợp đồng hợp tác kinh doanh thành 3 loại:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế.

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật. Khi ký kết hợp đồng với nhau, các bên càng thỏa thuận chi tiết thì càng dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp sau này.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x