1. Tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán.
2. Kiểm tra tính chính xác của các phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, biên nhận, quỹ tiền mặt hằng ngày.
3. Thực hiện kiểm soát hoạt động kiểm kê tài sản, thực phẩm, công cụ dụng cụ của các nhà hàng vào cuối tháng, ra chênh lệch kiểm kê và xử lý chênh lệch.
4. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh định kỳ cho Ban giám đốc.
5. Kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ.
6. Kiểm soát giá thành, chi phí, doanh thu, lãi lỗ, hàng tồn kho, công nợ và báo cáo.
7. Kiểm soát các tài khoản của Công ty và thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Phân tích báo cáo, từ đó nắm bắt biến động về chi phí, công nợ… để kịp thời đưa ra những giải pháp để kiểm soát chi phí theo kế hoạch đã đề ra
8. Xây dựng và phổ biến các chính sách, quy trình chuyên môn đến toàn bộ nhân viên trong phòng.
9. Là đầu mối làm việc với cơ quan thuế về các vấn đề liên quan đến quyết toán thuế. Xử lý các sự vụ phát sinh một cách tối ưu.
10. Thường xuyên cập nhật, nắm bắt các thông tin về luật thuế kế toán.
11. Tổ chức lưu trữ tài liệu, hồ sơ kế toán đúng luật và đúng quy trình kiểm soát hồ sơ
12. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc chính xác và kịp thời
13. Tham mưu cho Ban giám đốc về cải tiến công tác quản lý tài chính kế toán và kiểm soát chi phí.
14. Phát triển nguồn nhân lực Phòng kế toán.