1. Quản lý Tài sản và Hành chính
-
Quản lý tài sản cố định: Theo dõi, kiểm kê và quản lý các tài sản của công ty như thiết bị văn phòng, máy móc, phương tiện, đồ dùng nội bộ, đảm bảo tài sản được bảo quản và sử dụng hợp lý.
-
Theo dõi và báo cáo tình trạng tài sản: Đảm bảo ghi chép đầy đủ thông tin về tình trạng và vị trí của tài sản, lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.
-
Quản lý văn phòng phẩm và trang thiết bị: Đảm bảo đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho hoạt động văn phòng và các phòng ban khác, theo dõi việc sử dụng để tránh lãng phí.
-
Kiểm soát chi phí: Thanh toán các chi phí hành chính văn phòng tại Việt Nam, kiểm tra, hỗ trợ thanh toán chi phí hành chính hàng tháng của các văn phòng thị trường nước ngoài
-
Quản lý mặt bằng, layout chỗ ngồi: Quản lý vệ sinh văn phòng, kiểm soát chỗ ngồi văn phòng.
-
Thực hiện mua sắm hỗ trợ quản lý chung: xe ô tô, chuyển phát nhanh, nước, điện ..
-
Ngoai giao: Làm việc với cơ quan chức năng, BQL tòa nhà khi có vấn đề phát sinh.
-
Văn thư lưu trữ: Soạn thảo và Quản lý công văn, thông báo. Thực hiện lấy số và quản lý số văn bản.
-
Công việc hành chính chung: Như Tìm kiếm, setup văn phòng mới, tổ chức các sự kiện nội bộ, chuẩn bị các tài liệu hành chính và hỗ trợ hậu cần cho các phòng ban.
2. Truyền thông Nội bộ
-
Lập kế hoạch truyền thông nội bộ: Phối hợp với phòng nhân sự hoặc ban lãnh đạo để xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ nhằm nâng cao sự gắn kết và văn hóa công ty.
-
Tạo nội dung truyền thông: Soạn thảo, thiết kế các bản tin nội bộ, thông báo, bảng tin và các ấn phẩm truyền thông cho các hoạt động, sự kiện nội bộ.
-
Tổ chức các sự kiện và hoạt động nội bộ: Chịu trách nhiệm lên ý tưởng và tổ chức các chương trình nội bộ như sinh nhật, kỷ niệm, ngày lễ, các buổi đào tạo, nhằm tạo môi trường làm việc tích cực và gắn kết.
-
Quản lý kênh truyền thông nội bộ: Duy trì và cập nhật thông tin trên các nền tảng truyền thông nội bộ như bảng tin, mạng nội bộ, email hoặc mạng xã hội của công ty.
-
Thực hiện khảo sát nội bộ: Thu thập ý kiến của nhân viên về các hoạt động, văn hóa, các chính sách của công ty để đề xuất cải tiến cho các chương trình truyền thông nội bộ.
-
Theo dõi hiệu quả truyền thông: Đánh giá mức độ hài lòng và sự tham gia của nhân viên đối với các hoạt động truyền thông nội bộ để điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung, hình thức truyền thông.
3. Báo cáo và Cải tiến quy trình
-
Báo cáo định kỳ: Cung cấp các báo cáo định kỳ về tình trạng tài sản, nhu cầu bổ sung hoặc sửa chữa tài sản và tình hình hoạt động truyền thông nội bộ.
-
Đề xuất cải tiến: Đề xuất các phương án cải tiến nhằm tối ưu hóa quy trình quản lý tài sản và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nội bộ.