Ngày đăng tin : 29/06/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Quản lý hóa đơn điện tử đầu vào thủ công đã “ngốn” rất nhiều quỹ thời gian làm việc chuyên môn của kế toán. Nhập tay dữ liệu, quản lý – theo dõi hóa đơn đầu vào qua excel dẫn đến sai sót, mất thời gian kiểm tra, xác thực hóa đơn, khó khăn tra cứu, tìm kiếm hóa đơn khi cần,… Đó là lý do phần mềm hóa đơn điện tử đầu vào MISA meInvoice ra đời giúp kế toán giải quyết các bất cập khi xử lý hóa đơn thủ công và loại bỏ lãng phí cho doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn điện tử đầu vào? Nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là giải pháp chưa thật sự cần thiết và tốn chi phí của công ty. Tuy nhiên, nếu bạn ở vị trí một CEO, manager hãy hướng mắt đến phòng kế toán, bạn sẽ chứng kiến một lỗ hổng “lãng phí” rất lớn trong mô hình làm việc của mình khi kế toán phải:
Sau khi nhận hóa đơn giấy từ nhà cung cấp, kế toán thực hiện hạch toán bằng cách nhập liệu thủ công vào bảng tính excel để theo dõi. Mặt khác, kế toán phải lưu trữ chứng từ gốc kẹp vào sổ hóa đơn theo từng tháng/quý/năm. Quy mô phình to và thời gian làm việc lớn, lâu dần số lượng chứng từ, hóa đơn ngày một nhiều. Việc quản lý, tra cứu hóa đơn sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian của kế toán.
2. Nhận hóa đơn điện tử qua email nhưng vẫn phải in ra giấy để lưu trữ dẫn đến lưu trữ rời rạc, thiếu nhất quán
Nhà cung cấp sử dụng hóa đơn điện tử, khi doanh nghiệp mua hàng sẽ nhận được hóa đơn đầu vào qua email. Tuy nhiên kế toán vẫn phải in hóa đơn đầu vào đó ra giấy để lưu trữ và nhập liệu thủ công vào bảng tính excel hoặc phần mềm kế toán. Dữ liệu được lưu trữ ở nhiều nơi: email, hóa đơn bản sao lưu trữ, bảng excel, phần mềm kế toán dẫn đến thiếu nhất quán, tam sao thất bản, sai sót hoặc thất lạc dữ liệu.
Khi kế toán nhận được hóa đơn đầu vào từ nhà cung cấp cần phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn để xác nhận hóa đơn mua hàng đúng quy định. Kế toán có thể kiểm tra bằng mắt thường theo kinh nghiệm hoặc sử dụng mã số thuế để tra cứu thông tin doanh nghiệp. Nhiều kế toán không có phương pháp kiểm tra dẫn đến sai sót, hóa đơn giả mạo,…gây tổn thất cho công ty.
Kế toán hàng ngày nhận hóa đơn điện tử qua email sẽ thực hiện nhập tay số liệu vào phần mềm kế toán. Quy trình này có thể không trở thành vấn đề đối với các doanh nghiệp ít phát sinh nghiệp vụ trong kỳ. Tuy nhiên với các doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu, công nghệ,.. cần mua nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ:
Với những lý do trên, doanh nghiệp cần khẩn trương áp dụng phần mềm hóa đơn đầu vào điện tử để tối ưu hóa thời gian xử lý hóa đơn đầu vào và nâng cao năng suất làm việc của kế toán. Theo dõi ngay giải pháp quản lý hóa đơn điện tử đầu vào của MISA meInvoice để “tháo gỡ” những bất cập trên trong bộ phận hành chính – kế toán.
MISA Meinvoice – Giải pháp loại bỏ triệt để “rào cản” của doanh nghiệp khi quản lý hóa đơn điện tử đầu vào thủ công
MISA là đơn vị cung cấp sản phẩm số ngành tài chính – kế toán hàng đầu tại Việt Nam như: phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm quản lý công việc, điều hành công việc,… Trong đó, phần mềm xử lý hóa đơn điện tử đầu vào MISA meInvoice hiện nay đã được MISA hoàn thiện và cung cấp giải pháp cho hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước.
Phần mềm hóa đơn đầu vào MISA meInvoice giúp kế toán loại bỏ triệt để những vấn đề bất cập trên:
Phân loại chi tiết hóa đơn theo nhà cung cấp đồng thời cho phép tra cứu dễ dàng theo NCC, thời gian phát hành, … khi cần.
Phần mềm tự động rà soát tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn như sau:
* Lưu ý: Trường hợp hóa đơn không hợp lệ, hợp pháp chương trình sẽ cảnh báo chi tiết thông tin chưa hợp lệ, hợp pháp.
Kế toán có thể tìm kiếm nhanh hóa đơn cần xem kết quả kiểm tra bằng cách nhập Số hóa đơn, Tên người bán, Mã số thuế người bán… hoặc thiết lập điều kiện tìm kiếm.
Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử hóa đơn đầu vào MISA Meinvoice vui lòng liên hệ
Hotline: 0912476286 02473010268
Website: https://sanketoan.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/sanketoan.vn
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/PMFast
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3mPJfVVCdEcso_EPSz_XKA
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !