Ngày đăng tin : 15/06/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đây là 10 câu hỏi mà các ứng viên luôn gặp phải dù đang ứng tuyển vào vị trí nào cũng sẽ gặp phải những tình huống như thế này.
Bạn nên chú ý và trả lời tốt những câu hỏi kinh điển mà bạn sẽ gặp phải sau đây để nhanh chóng đến với vị trí mình đang mong muốn nhé.
1. HÃY GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN?
90% các cuộc phỏng vấn sẽ bắt đầu bằng câu này. Hãy chậm rãi, từ tốn và rành mạch kể về các thông tin bản thân, học vấn và sơ qua các kinh nghiệm có được. Nếu bạn đã từng trải qua 1 số công việc thực tế mà bạn rất tâm đắc về nó, thì đây là sẽ cơ hội rất tốt cho các bạn lái nhà tuyển dụng hỏi sang câu thứ 2 để ghi điểm bằng cách:
>>> Hãy kể kỹ hơn 1 chút hoặc hướng sự chú ý của nhà tuyển dụng đến 1 công việc nào đó mà bạn đã chuẩn bị rất kỹ. Ví dụ: “...trong đó em đã từng làm công việc A, mới có 1 năm thôi những em đã học được abc xyz” hoặc “…trong đó việc A rất có ý nghĩa với em vì…” hoặc “…công việc này giúp em rất nhiều vì…”.
Điều này sẽ gây tò mò cho nhà tuyển dụng và tỷ lệ nhà tuyển dụng hỏi tiếp về công việc đó là rất lớn. Lúc đó bạn đã lái nhà tuyển dụng thành công và chỉ việc ghi điểm thôi.
2. TẠI SAO BẠN LẠI MUỐN LÀM VIỆC NÀY?
Câu này tương đương với câu “Bạn có nghĩ bạn hợp với công việc không?”. Hãy kể ra những điểm tương đồng giữa tính cách, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn với tiêu chí của công việc đó. Đừng có nói theo kiểu 100 người giống nhau như là: “Em thích môi trường chuyên nghiệp”, “Em thích môi trường năng động như Công ty”….Đây là những câu trả lời không có sự khác biệt và ấn tượng, thậm chí là dập khuôn máy móc.
Hãy trả lời rằng, Bạn thích công việc đó vì nó mang lại cho bạn cái gì? Niềm vui trong công việc hay trí thức hay cơ hội mở rộng quan hệ…v.v.v.v. và bạn có những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc tâm huyết của bạn dành cho công việc đó như thế nào?.
3. TẠI SAO BẠN LẠI NGHỈ VIỆC CÔNG TY CŨ?
Đây là 1 câu khó và nếu các bạn không khéo thì trả lời kiểu gì cũng bị bất lợi. Giả sử các bạn nói nghỉ bởi vì Công ty cũ làm bạn không hài lòng hay bạn không ưa các đồng nghiệp…thì rõ ràng bạn đã tự kéo áo cho người khác xem lưng. Còn nếu bạn khen Công ty cũ thì sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi lại là “Vậy thích thế sao em còn nghỉ để xin vào đây?”.
>>> Tốt nhất là: Hãy kể 1 chút về Công ty cũ và tỏ ý biết ơn những trải nghiệm, bài học mà các đồng nghiệp và sếp cũ đã mang lại cho bạn. Sau đó hãy nhấn mạnh rằng, công việc ứng tuyển đây là công việc bạn yêu thích và cơ hội đã đến với bạn, bạn không thể không chớp lấy. Cách trả lời này hòa hợp cả 2 tiêu chí là tôn trọng người cũ và tôn vinh người mới.
Tuy nhiên, cách trả lời trên sẽ không hợp lý nếu tính chất công việc cũ và mới của các bạn là giống y hệt nhau chỉ khác mỗi Công ty. Trường hợp này hãy xác định rõ quy mô của 2 tổ chức.
Nếu đơn vị cũ của bạn nhỏ hơn thì hãy tỏ ý rằng bạn muốn thử thách lớn hơn tại công ty lớn. Nếu đơn vị cũ của bạn lớn hơn thì hãy tỏ ý rằng bạn muốn áp dụng kinh nghiệm tại 1 tổ chức lớn sang 1 tổ chức nhỏ để tăng sự hiệu quả.
4. ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?
Câu này là Định vị bản thân bạn đang ở đâu và Tại sao chúng tôi phải thuê bạn. Điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có chuẩn bị trước và ghi vào trong CV. Hãy kể những thành tích, kinh nghiệm và kỹ năng tốt nhất mà bạn có. Hãy nói về 2 loại Điểm Mạnh bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Tất nhiên, những điểm mạnh này phải có liên quan đến công việc ứng tuyển và chỉ nói điểm mà bạn tự tin nhất, đồng thời khẳng định rằng mình làm điều đó tốt.
5. ĐIỂM YẾU CỦA BẠN LÀ GÌ?
Tương tự như trên, bạn cần chuẩn bị trước phần này. Nếu như chuẩn bị tốt thì đây sẽ là phần mà bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy thành thật kể ra những điều mà mình còn yếu và để ghi điểm hãy kể lại quá trình mà bạn nhận ra điểm yếu đó, quá trình mà bạn đã cố gắng để khắc phục nó và những kết quả mà bạn đã đạt được.
Điều này sẽ gây ấn tượng khá tốt với nhà tuyển dụng , vì bạn đã thể hiện được bạn là người biết mình biết ta, biết nhận thức được đâu là điểm yếu của mình và có ý thức khắc phục sửa chữa.
6. SAU 5 NĂM NỮA BẠN SẼ LÀ GÌ Ở CÔNG TY?
Tương tự câu Mục đích công việc của bạn là gì? Nhưng câu này phải trả lời cụ thể hơn. Tuyệt đối không trả lời theo kiểu: “Em hứa sẽ cố gắng…”, “Em sẽ cố gắng học hỏi…”, “Em hy vọng….”. Đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng cần. Họ cần một người có mục tiêu rõ ràng, có tham vọng và chí tiến thủ chứ không cần 1 người học việc.
Tất nhiên cũng đừng có ngông cuồng tuyên bố rằng em sẽ làm sếp vì nói thế chẳng khác nào bạn nói thẳng vào mặt sếp bạn: “Em sẽ ngồi vào vị trí của anh trong 5 năm nữa”.
Tốt nhất, hãy nói rằng bạn sẽ là 1 trong những nhân viên xuất sắc của đơn vị. Bạn luôn sẽ hoàn thành công việc ở mức tốt nhát có thể, bất chấp giờ giấc, ngày nghỉ ra sao. Bạn sẽ hoàn thành các khóa học mà nó sẽ giúp chuyên môn, kỹ năng của bạn được nâng cao..v.v.v.Tóm lại, cứ tự tin lên.
7. BẠN MUỐN MỨC LƯƠNG THẾ NÀO?
Đây là câu hàm ý rằng “Giá trị của bạn là bao nhiêu”. Tiền là thước đó giá trị, do đó hãy tìm hiểu thật kỹ mức lương trung bình vị trí mà bạn đang ứng tuyển trên thị trường là bao nhiêu? Mức lương cho vị trí đó ở công ty khác là bao nhiêu? ở Công ty mà bạn ứng tuyển là bao nhiêu (nếu được)? và so sánh với khả năng của bạn?
Một nguyên tắc ngầm trong đàm phán lương bổng đó là mức lương công việc mới sẽ cao hơn mức lương cũ là 30%.
Nếu bạn rất tự tin về khả năng của mình và chứng tỏ được nó trong buổi phỏng vấn thì hãy lấy mức lương trung bình ở trên cộng thêm 30%. Nếu bạn không tự tin lắm thì hãy nói ở mức sàn mà bạn đã khảo sát. Lưu ý, đừng nên trả giá bản thân mình thấp hơn mức thị trường vì nó sẽ phản ánh giá trị của bạn.
8. BẠN ĐÃ LÀM HỎNG VIỆC GÌ CHƯA?
Câu này hỏi về những thất bại và bài học của các bạn và nó cũng kiểm tra luôn mức độ nhiệt tình của các bạn trong công việc cũ. Nếu các bạn trả lời là “Không có” thì điều đó có nghĩa các bạn Không dám làm gì? hoặc lẩn tránh mọi công việc nên mới không có một thất bại hoặc bài học nào.
Hãy tự tin kể về các thất bại của mình như 1 chiến tích và sau đó hãy nói về bài học mà các bạn đã học được sau thất bại. Nó chứng tỏ rằng bạn là 1 người có trách nhiệm với công việc, có trách nhiệm với bản thân và có ý thức vươn lên hoàn cảnh. Và đương nhiên giữa 2 người. 1 người dám làm, dám thất bại và đứng lên, 1 người không dám làm gì nên không có thất bại nào. Bạn nghĩ NTD sẽ chọn ai?
Cũng có 1 số nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm đó là “Trong trường hợp gặp tình huống khó khăn thì bạn sẽ làm thế nào?”. Thì hãy nhớ nguyên tắc, nếu bạn gặp khó khăn trong công việc, đầu tiên hãy nghĩ ra phương án giải quyết và trình bày với sếp, đừng tự ý làm điều gì nếu sếp bạn chưa thông qua.
9. HÃY KỂ VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM?
Đây cũng là câu chắc chắn các bạn sẽ gặp nhưng nếu không chuẩn bị kỹ thì các bạn cũng sẽ không thể kể nổi 1 câu chuyện ra hồn, nó cũng chỉ loanh quanh ở mức mô tả và liệt kê, đương nhiên như vậy bạn sẽ không ghi được điểm.
Nghệ thuật kể chuyện hay theo thuật ngữ truyền thông nó là Content Marketing (truyền thông bằng kể chuyện) là các bạn phải kể 1 câu chuyện mà trong đó mang 1 thông điệp nào đó.
Tương tự vậy, hãy kể những công việc của các bạn trong đó nói về công việc cụ thể bạn làm hàng ngày, trách nhiệm của các bạn trong công việc đó, thành tựu, thất bại và những bài học. Trong đó phải nêu bật được lên những kinh nghiệm, kỹ năng và những gì bạn đã trải qua phù hợp với công việc hiện tại. Đó chính là mục đích của nhà tuyển dụng muốn nghe.
10. BẠN CÓ CÂU HỎI GÌ CHO CHÚNG TÔI KHÔNG?
Câu này hơn 90% là các bạn sẽ trả lời là “Không, em không có câu hỏi gì?”, thực tế là các bạn không có câu hỏi gì cũng chả sao nhưng nếu bạn biết cách hỏi thì đây sẽ là câu ghi điểm cho các bạn so với các ứng viên còn lại. Nhưng nếu hỏi thì đừng hỏi theo kiểu đòi hỏi quyền lợi, như là “Cơ hội thăng tiến thế nào?”, “Cơ hội tăng lương ra sao?”….mà hãy đặt ra những câu hỏi mang tính cầu tiến, thể hiện chí tiến thủ của các bạn.
Ví dụ: “Công ty có các khóa học nào hay các khóa đào tạo để nâng cao chuyên môn kỹ năng cho nhân viên không?” hay “Các nhân viên mới có được đào tạo, chia sẻ về định hướng chiến lược của công ty không?”.
Đại loại hãy hỏi những câu mà thể hiện ý chí gắn bó và phát triển bản thân hơn là đòi hỏi quyền lợi.
Trên đây là những câu hỏi kinh điển mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn khi tham gia phỏng vấn. Sanketoan.vn xin chia sẻ đến bạn một số tips nhỏ để cuộc phỏng vấn được tự tin hơn nhé. Chúc các bạn thành công!
Sàn kế toán - Là website tuyển dụng chuyên về nhân sự kế toán - Việc làm kế toán - Thực tập kế toán
Với mục tiêu thành lập là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, Sanketoan.vn là website tuyển dụng uy tín, chất lượng hoàn toàn miễn phí được ưa chuộng với nhiều tính năng nổi bật. Đặc biệt, Sanketoan.vn không chỉ hỗ trợ cho ứng viên nhanh chóng tìm được việc làm mà còn là dịch vụ cung ứng nhân lực kế toán đầu tiên tại Việt Nam yêu cầu ứng viên thi trắc nghiệm kiểm tra chuyên môn sau khi ứng tuyển.
Thông tin liên hệ của Sàn kế toán:
Hotline: 0912476286 02473010268
Website: https://sanketoan.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/sanketoan.vn
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/PMFast
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3mPJfVVCdEcso_EPSz_XKA
Podcast tình huống kế toán mới nhất
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
1. Sàn thương mại điện tử nộp thuế cho người bán từ 01/01/2025 Điểm b khoản 5 Điều Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trường hợp hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi trách nhiệm và cách thức các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý nền tảng số và các tổ chức có hoạt động kinh tế số khác thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của các hộ, cá nhân...
Trường hợp trừ lương nhân viên đi làm muộn theo đúng thời gian làm việc thực tế Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng cách thức trừ lương nhân viên đi làm muộn hoặc về sớm theo số giờ làm việc thực tế. Ví dụ như, nhân viên đi làm muộn 60 phút sẽ không được tính lương 60 phút của ngày làm việc đó. Theo Luật sư Nguyễn Văn Thành (Giám đốc điều hành Công ty Luật Yplawfirm), đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, trong trường hợp này, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người là hợp pháp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !