Ngày đăng tin : 02/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?
Khác với xuất khẩu, nhập khẩu thông thường là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ một quốc gia này đến quốc gia khác hoặc khu vực được coi là hải quan riêng, xuất nhập khẩu tại chỗ không có việc dịch chuyển của hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia và có bản chất là hoạt động mua bán trong nội địa.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm của xuất nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là một hình thức giao hàng tại chỗ, hàng được giao trên lãnh thổ quốc gia mà không xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC có quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ gồm 03 nhóm sau:
- Nhóm 1: Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị mượn hoặc thuê; nguyên liệu, vật tư dư thừa và phế liệu, phế phẩm theo hợp đồng gia công theo quy định của khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
- Nhóm 2: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Nhóm 3: Hàng hóa được mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (không có hiện diện tại Việt Nam) mà được thương nhân nước ngoài này chỉ định giao hoặc nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Căn cứ khoản 5 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) có quy định trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:
- Người xuất khẩu có trách nhiệm:
+ Thứ nhất, phải thực hiện kê khai thông tin tại tờ khai hải quan xuất khẩu, khai vận chuyển kết hợp.
Cụ thể trong đó ghi rõ trong ô ''Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế'' là mã địa điểm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan nhập khẩu và tại ô tiêu chí ''Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp'' trong tờ khai xuất khẩu phải kê khai như sau: #&XKTC hoặc có thể ghi tại ô ''Ghi chép khác'' trên tờ khai hải quan giấy;
+ Thứ hai, có trách nhiệm thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo đúng quy định;
+ Thứ ba, thực hiện thông báo khi đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, cũng như giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
+ Cuối cùng, tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện những thủ tục tiếp theo theo quy định.
- Người nhập khẩu có trách nhiệm:
+ Thực hiện kê khai thông tin trên khai hải quan nhập khẩu theo thời hạn quy định, trong đó phải ghi rõ về số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô ''Số quản lý nội bộ doanh nghiệp'' như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc ghi tại ô ''Ghi chép khác'' đối với tờ khai hải quan giấy;
+ Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định;
+ Ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì phải thông báo việc đã hoàn thành thủ tục đến người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
+ Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất hoặc tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
- Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục xuất khẩu có trách nhiệm:
+ Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC
+ Theo dõi các tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan mà chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo đến Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để thực hiện việc quản lý, theo dõi và đôn đốc bên nhập khẩu hàng tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
- Cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận và kiểm tra theo kết quả phân luồng Hệ thống. Nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà hàng hóa đã được kiểm tra thực tế ở Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan tại nơi làm thủ tục nhập khẩu không cần kiểm tra thực tế hàng hóa;
+ Đối với hàng hóa được xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định từ thương nhân nước ngoài thì hàng tháng phải tổng hợp, lập danh sách tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan (mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC) để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;
+ Phối hợp cùng với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để thực hiện đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được quy định tại Luật sửa đổi 09 Luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân,… được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2024. Cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế như sau: Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót trong trường hợp: - Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra;
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !