Ngày đăng tin : 24/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
Từ 01/7/2025, trường hợp nào không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh?
Trước đây, Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định có 14 trường hợp người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tới Luật Bảo hiểm y tế 2014 đã giảm đi 02 trường hợp, theo chỉ còn 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT.
Từ 01/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 vẫn giữ nguyên 12 trường hợp người bệnh không được hưởng BHYT của Luật BHYT 2014, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung 02 trường hợp (7) và trường hợp (8) của Luật cũ.
Theo đó, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2025 gồm:
Mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT từ 01/7/2024
Theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 1 Nghị định số 02/2025/NĐ-CP, mức thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT được quy định như sau:
Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là tuyến huyện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản đạt số điểm từ dưới 50 hoặc được tạm xếp cấp cơ bản không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Từ 01/7/2024, lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức thanh toán trực tiếp khám chữa bệnh BHYT từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Khám ngoại trú (mức thanh toán không quá 0,15 lần lương cơ sở): 351.000 đồng.
- Khám nội trú (mức thanh toán không quá 0,5 lần lương cơ sở): 1,17 triệu đồng.
- Khám chữa nội trú tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá 01 tháng lương cơ sở): 2,34 triệu đồng.
- Khám chữa nội trú tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám chữa BHYT (không quá 2,5 lần lương cơ sở): 5,85 triệu đồng
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
1. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực phát điện Theo ĐIều 3 Nghị định 61/2025/NĐ-CP doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, cụ thể: Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát điện phải được thành lập hợp pháp, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần đảm bảo có 01 người quản lý kỹ thuật có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát điện và có bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc các ngành liên quan.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/7/2025 Hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì soạn dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Nội dung của bản dự thảo này là quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%). Trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng). Thời gian áp dụng dự kiến từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Sau ảnh hưởng xấu của dịch Covid-19, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từ đầu năm 2022 đến nay, nước ta chính thức có 05 lần giảm thuế giá trị gia tăng: - Lần đầu tiên giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022: Chính phủ ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 chính thức giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 10%. Ngay sau đó, ban hành thêm Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !