Ngày đăng tin : 10/06/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Trường hợp Công an được kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, 03 trường hợp Công an được kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh bao gồm:
- Phát hiện cơ sở kinh doanh vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm liên quan đến an ninh, trật tự.
- Nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh.
- Phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, cơ quan Công an hoàn toàn có quyền thực hiện kiểm tra đối với việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của các cơ sở thực hiện kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự đột xuất hoặc không quá 01 lần/năm.
Sau khi thực hiện việc kiểm tra, cơ quan Công an cần phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra cũng như xử lý vi phạm nếu có cho cơ quan Công an thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý cơ sở kinh doanh.
2. Cơ quan có thẩm quyền được kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 41/2014/NĐ-CP và Nghị định 96/2016/NĐ-CP, chỉ có cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh và Công an kinh tế có thẩm quyền kiểm tra đột xuất mà không cần thông báo đối với doanh nghiệp.
Cụ thể, theo khoản 3 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định và giấy phép kinh doanh của cơ sở đó.
Cảnh sát kinh tế cũng là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 số 99/2015/QH13.
Cảnh sát kinh tế thường được người dân gọi là Công an kinh tế, là những chiến sĩ Công an thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03) trực thuộc Bộ Công an.
Đây cũng là một lực lượng nòng cốt đóng góp trong công cuộc đảm bảo an ninh, trật tự các hoạt động kinh doanh, buôn bán, đảm bảo cho nền kinh tế được bền vững, phát triển.
Còn công an các cấp và đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra đột xuất doanh nghiệp trong khu vực mình quản lý khi:
Phát hiện ra vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm liên quan tới an ninh trật tự khu vực.
Có đơn khiếu nại, tố cáo của các tổ chức/cá nhân liên quan tới an ninh trật tự khu vực.
Được giao nhiệm vụ tăng cường bảo vệ an ninh theo chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan cấp trên.
(theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP)
Theo đó, trường hợp không có văn bản chỉ đạo của cơ quan Công an cấp trên hoặc đơn khiếu nại, tố cáo thì cơ quan các cấp sẽ không được phép kiểm tra cơ sở cũng như giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh.
3. Nội dung thường triển khai khi kiểm tra cơ sở kinh doanh
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 42/2017/TT-BCA, việc kiểm tra cơ sở kinh doanh được chia thành 02 hình thức:
(1) Kiểm tra định kỳ
Đối với kiểm tra định kỳ, cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ được lập thành đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây gọi là đoàn kiểm tra). Theo đó, các đoàn kiểm tra chỉ được kiểm tra định kỳ không quá 01 lần/năm và phải kết hợp với các nội dung khác liên quan tới trật tự, an ninh (nếu có).
Nội dung kiểm tra định kỳ
Trước khi tiến hành kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền có phải lập kế hoạch định kì đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý và trình lên lãnh đạo. Trong đó, kế hoạch kiểm tra định kỳ cần gồm những nội dung sau:
- Lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra;
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Đối tượng kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Thành phần đoàn kiểm tra;
- Thời gian tiến hành kiểm tra.
Theo đó, sau khi lập kế hoạch và triển khai kiểm tra, trước khi thực hiện thì cơ quan Công an có thẩm quyền cần phải có văn bản thông báo việc kiểm tra bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung sẽ kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra cho cơ sở kinh doanh trước 05 ngày làm việc.
Sau khi kiểm tra, quá trình và kết quả buổi kiểm tra cần phải được lập thành biên bản có chữ ký của người lập biên bản, đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh/đại diện của cơ sở kinh doanh.
Biên bản phải được lập ít nhất 02 bản và bàn giao lại cho cơ sở kinh doanh 01 bản.
Theo đó, nếu phát hiện ra có hành vi vi phạm, ngoài việc lập biên bản kiểm tra, cơ quan Công an cũng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính để làm cơ sở xử phạt cơ sở kinh doanh.
Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, trưởng đoàn sẽ không được tự ý giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng mà cần báo cáo lại lên lãnh đạo trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.
(2) Kiểm tra đột xuất
Theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, nội dung kiểm tra hành chính đột xuất các cơ sở kinh doanh của cơ quan công an được quy định như sau:
- Kiểm tra lại hồ sơ pháp lý và Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh.
- Kiểm tra nhân công, phương tiện, sản phẩm và dịch vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh của cơ sở đó theo quy định.
Sau khi kết thúc, Công an phải lập biên bản ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
Thông thường, trưởng đoàn kiểm tra sẽ là người có trách nhiệm thực hiện nội dung kiểm tra và báo cáo lãnh đạo. Tuy nhiên trong trường hợp không có trưởng đoàn do công tác gấp rút thì cán bộ làm nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm kiểm tra và báo cáo lại cho lãnh đạo thành lâp đoàn kiểm tra.
Lưu ý: Với các đoàn/cán bộ kiểm tra thuộc lực lượng nghiệp vụ khác, không có thẩm quyền quản lý trực tiếp trong khu vực có cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra cần xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân cho cơ sở kinh doanh.
(3) Thanh tra
Hiện nay, theo quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2022 số 11/2022/QH15, có 02 hình thức thanh tra gồm:
Thanh tra theo kế hoạch.
Thanh tra đột xuất.
Việc thanh tra đột xuất sẽ được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trường cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
(4) Tần suất thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Mục II Nghị quyết 35/NQ-CP, thông thường mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bị kiểm tra, thanh tra 01 lần/năm. Tuy nhiên, khi đã có dấu hiệu vi phạm thì việc thanh tra, kiểm tra sẽ được tiến hành mà không hạn chế số lần quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5921/TCT-CS về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, trả lời công văn số 2960/CTĐLA-HKDCN ngày 09/10/2024 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về giá tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, tại Công văn 5921/TCT-CS Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại tiết d, tiết đ khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/8/2024) quy định: “1. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: … d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; đ) Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;”
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !