Ngày đăng tin : 27/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Ai thuộc diện tinh giản biên chế?
Tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho những đối tượng này (khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).
Theo Điều 6 Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, các đối tượng sau đây sẽ được tinh giản biên chế:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp:
Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
Khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác do cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn trình độ, có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm… thì những người này tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý…
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức;
- Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp…
Sai đối tượng khi tinh giản biên chế, xử lý thế nào?
Những người thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng các chính sách về hưu trước tuổi, thôi việc, chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, nếu những người này bị tinh giản biên chế sai đối tượng thì sẽ được xử lý thế nào?
Theo Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113, nếu thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng thì cả người được hưởng chính sách và cả cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người đó đều có trách nhiệm. Cụ thể:
1/ Người hưởng chính sách tinh giản biên chế:
- Phải hoàn trả số tiền đã thực nhận khi thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế trừ trường hợp đã mất (theo điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định 108 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 113);
- Các quyết định giải quyết tinh giản biên chế sẽ bị thu hồi (theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 108 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 113);
- Được bố trí quay trở lại làm việc (theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 108 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 113).
2/ Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người thực hiện tinh giản biên chế:
- Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) dừng thanh toán chế độ BHXH cho những đối tượng này;
- Chuyển cho cơ quan BHXH số kinh phí đã chi trả cho người bị thực hiện sai chế độ tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ BHXH như lương hưu, trợ cấp BHXH…
- Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức…
Đặc biệt, theo khoản 18 Điều 1 Nghị định 113, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương... khi thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế sai đối tượng thì có thể phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã được nhận từ chính sách tinh giản biên chế cũng như sẽ được sắp xếp quay trở lại làm việc.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Những việc doanh nghiệp cần làm khi thay đổi địa giới hành chính Cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì thông tin về trụ sở sở chính của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi. Mặc dù thực tế doanh nghiệp không di chuyển trụ sở nhưng tên trụ sở về mặt hành chính thì tên địa chỉ đã không còn phù hợp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin thể hiện Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, khoản 1 Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !